Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao phông nền trong điện ảnh, truyền hình là màu xanh lục mà không phải là màu khác?

Nếu bạn đã từng xem một bộ phim bom tấn ngày nay, chắc hẳn bạn đã được thưởng thức thành quả kỳ diệu của màn hình xanh. Kỹ thuật này giúp cho các nhà sản xuất phim và truyền hình ghi lại hình ảnh của các diễn viên ngay trước một tấm màn màu xanh đơn giản, sau đó phần phông màn được thay thế bằng các hiệu ứng đặc biệt.

Màn hình xanh lục ban đầu có màu xanh lơ khi được Larry Butler sử dụng lần đầu vào năm 1940 trong bộ phim “The Thief of Baghdad” – và mang lại cho ông giải Oscar về hiệu ứng đặc biệt. Kể từ đó, màn hình xanh lục trở nên phổ biến hơn.
Tại sao người ta lại dùng màn hình này? Câu trả lời đơn giản là bởi người không phải màu xanh. Để hiệu ứng hoạt động, phông nền phải dùng một màu không trùng với bất kỳ chỗ nào khác trong cảnh quay – và xanh lục khác hoàn toàn so với màu da người.

Tất nhiên, người ta vẫn mặc quần áo xanh, đeo đồ trang sức hay trang điểm màu xanh, nhưng những thứ đó có thể thay đổi theo cách mà da người không thể.
Nếu bạn bị ánh sáng trắng chiếu vào (bởi ánh mặt trời hoặc đèn chiếu), ánh sáng này chứa toàn bộ quang phổ bước sóng. Và da người phản xạ lại những hệ số tương tự của mỗi màu sắc trong quang phổ. Nếu ta phản xạ lại một màu nhiều hơn các màu khác, hình ảnh của ta sẽ trở thành một màu bão hòa.
Chúng ta đã quen với việc mô tả màu da bằng các từ chỉ màu sắc, như “nâu”, “hồng”, “trắng”, “đen” hay thậm chí là “vàng”, nhưng từ góc nhìn của khoa học màu sắc, chúng ta đều có màu da cam.
Các thành phần màu sắc
Màu sắc được xác định bởi nhận thức của chúng ta chứ không phải các yếu tố vật lý. Con người có 3 loại tế bào nhận biết màu sắc trong võng mạc ở mắt, và chúng có độ nhạy màu khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ chúng là các cảm biến “đỏ”, “xanh lục” và “xanh lơ”, mặc dù độ nhạy màu của chúng chồng chéo lên nhau và gần với màu vàng, xanh lục pha xanh lơ và xanh lơ.
Để mô tả một màu sắc, người ta có thể dùng hệ HSV:
• Hue (sắc thái màu): gần tương ứng với những gì chúng ta gọi chính màu đó
• Saturation (độ bão hòa): thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và xỉn
• Value (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào.

Da người thay đổi về độ sáng nhưng sắc độ và độ bão hòa hầu như bất biến, và đó là vì các yếu tố sinh lý học. Về bản chất, lớp da bên ngoài (biểu bì) có tác dụng như một bộ lọc màu trung tính phủ lên lớp chân bì, vốn chủ yếu là màu đỏ do màu của máu chạy trong cơ thể.
Camera mô phỏng mắt người
Hầu hết các camera đều hoạt động gần như mắt chúng ta, với một mạng lưới các cảm biến – hay pixel (điểm ảnh) – để phát hiện màu đỏ, xanh lục hay xanh lơ.
Nhưng trong khi chúng ta nhìn nhận sự vật có độ sáng và màu nhất định, hầu hết các thiết bị ghi hình điện tử đều biến những dữ liệu này thành thông tin độ sáng và màu sắc riêng biệt, được gọi là độ chói (luma) và sắc độ (chroma).
Độ chói về cơ bản chính là độ sáng, còn sắc độ chính là vị trí trong chu kỳ màu sắc H/S (tức Hue/Saturation).
Màn hình xanh hoạt động ra sao

Người ta còn gọi màn hình xanh là Chroma Key. Thiết bị sản xuất video sẽ xem xét các dữ liệu sắc độ.
Những điểm ảnh nào thuộc chu kỳ H/S tập trung vào sắc thái xanh lục, được cho là màn hình xanh. Một bảng chuyển mạch video sẽ thay thế chúng với các điểm ảnh từ kênh video nền – chẳng hạn, một tấm bản đồ dự báo thời tiết.
Những điểm ảnh nào thuộc các sắc thái khác – như cam (màu da), đỏ, vàng, đỏ thẫm và xanh lơ – đến từ camera được phép đi qua.
Kết quả là người dẫn chương trình dự báo thời tiết sẽ xuất hiện ngay trước tấm bản đồ. Dù cho video chiếu ở phông nền có màu xanh trong đó hay không, nhưng nếu người đứng trong camera đang mặc màu xanh, thì phần nền sẽ nổi lên và hiện xuyên qua khu vực đó, và người đó có vẻ như trong suốt!
Màn hình xanh lơ cũng hoạt động gần như thế. Vì 2 màu xanh này đều cách khá xa màu cam-đỏ trên chu kỳ sắc thái màu, nên chúng đều thích hợp để áp dụng kỹ thuật này.
Các phương pháp tích hợp cho phim điện ảnh ưa dùng màn hình xanh lơ hơn, vì tính phổ biến của phim nhạy xanh lơ. Trong khi đó màn hình xanh lục lại tốt hơn cho video vì có nhiều điểm ảnh nhạy xanh lục hơn (so với đỏ hoặc xanh lơ) ở các thiết kế camera phổ biến.

Đinh Vân

Bộ phim “Kiếp hoa” và nhạc phẩm “Dư âm” của Nguyễn Văn Tý

Kiếp hoa là một trong những bộ phim có âm thanh đầu tiên do người Việt sản xuất, trước đó cũng có nhiều phim truyện do người Pháp hoặc người...

Nói chuyện về các tên đường ở Sài Gòn năm 1957

Bài viết của nhà văn, nhà báo Bình Nguyên Lộc (tác giả của Đò Dọc) đăng trên báo Nhân Loại năm 1957 để tản mạn và châm biếm về cách...

Hai câu chuyện ngắn về bài học trong cuộc sống

Văn hóa truyền thống là một kho tàng đồ sộ những câu chuyện về luân lý, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với mục đích...

Tuổi thơ xưa vui như hôi cá ao làng

Ngày nào cũng thế, như đã thành thường lệ, nghe vợ dọa nạt hai đứa con nào là học rồi ép ăn trong vòng quay xô bồ của cuộc sống;...

Thành Cổ Loa – Công trình quân sự quy mô của người Việt cổ

Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử, có thể khẳng định, thành Cổ Loa được đắp vào thế kỷ III – II TCN dưới thời An Dương...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 2: Bàn tay phù phép giấy lộn thành tiền tỷ

Những chiêu trò trên thị trường tài chính đã giúp các tài phiệt Nga thâu tóm được lượng tài sản với tốc độ nhanh chưa từng có. Cái gọi là...

Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?

Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức...

Về địa danh Hà Nội

Địa danh “Hà Nội” có từ bao giờ và do ai đặt ra? Có phải là do Pháp? Trung Quốc có địa danh “Hà Nội” hay không? Địa danh Hà...

Việt tộc dựng nêu ngày Tết

Cây nêu là một từ 100% của Việt tộc ,vì cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt Cắm...

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

5 công trình kỳ vĩ của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới kinh ngạc

Tuy rằng Tần Thủy Hoàng chấp chính chỉ có 37 năm, nhưng lại hoàn thành rất nhiều công trình ‘vô tiền khoáng hậu’ với tốc độ đáng kinh ngạc… Năm...

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Exit mobile version