Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thang máy điện ra đời đầu tiên khi nào?

Thang máy điện ra đời đầu tiên tại toà nhà số 253 Broadway, Mỹ. Nó được phát minh bởi Frank Sprague – một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ.

Thang máy điện đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sự phát triển của thành phố hiện đại. Ngày nay, người dân New York, Mỹ có thể thoải mái đi lại ở toà nhà Bưu điện tại số 253 Broadway mà không cần phải đắn đo suy nghĩ.
Mặc dù nhìn toà nhà không có gì đặc biệt, nó còn bị lu mờ bởi rất nhiều toà nhà khác ở khu Manhattan nhưng tòa nhà Bưu điện cao 14 tầng xứng đáng có tầm vóc đặc biệt trong lịch sử các “tòa nhà chọc trời” ở thành phố New York.
Nó đặc biệt là bởi vì được Frank Sprague một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất – nhưng ít được biết đến nhất trong lịch sử Mỹ, triển khai hệ thống thang máy điện đầu tiên. Lúc ấy, chúng ta đã từng nghĩ không ai di chuyển bằng thang máy điện, nhưng ngày nay nó là phương tiện di chuyển hữu ích cho rất nhiều người.
Frank Sprague – người phát minh ra thang máy điện đặc biệt như thế nào?
Ai là người tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tòa nhà chọc trời Mỹ?  - Ảnh 1.

Chân dung Sprague (1857-1934) – người sáng chế ra thang máy điện. Ảnh: Internet

Sau khi thiết kế, xây dựng và triển khai thành công tuyến đường sắt điện thương mại quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, Sprague đã tìm ra cách sử dụng động cơ điện của mình để di chuyển hành khách trên không trung.
Năm 1892, ông thành lập “Công ty thang máy điện Sprague” và ngay sau đó đã có được hợp đồng lắp đặt thang máy điện của mình trong tòa nhà Bưu điện, tại số 253 Broadway, Hoa Kỳ. Sprague đã phải chứng minh rằng thang máy của mình vượt trội hơn so với thang máy thủy lực chậm chạp, chiếm lĩnh thị trường.
Ông đã chấp nhận thỏa thuận một cách nguy hiểm theo hướng một chiều: Nếu thang máy của ông không hoạt động như đã hứa, hợp đồng của Sprague chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hai năm sau, khi Tòa nhà Điện báo Bưu điện hoàn thành, thang máy của Sprague hoạt động hoàn hảo. Trên thực tế, chúng hoạt động ở tốc độ tương đương với thang máy hiện đại.
Thang máy điện tiện lợi như thế nào trong việc di chuyển?
Tốc độ chính là chìa khóa của sự thành công. Ở các thành phố, chúng ta muốn đi nhanh – hoặc nhanh hơn – khi đó chúng ta đi theo chiều dọc như lướt qua mọi cảnh vật. Người dân ở các thành phố lúc nào cũng vội vàng. Một phút ở New York diễn ra cực kỳ nhanh.
Vào những năm 1990, nhà vật lý người Ý Cesare Marchetti đã chỉ ra rằng mô hình đi lại của chúng ta không nhất thiết phải được xác định bởi khoảng cách, mà là theo thời gian. Đó là, chúng ta không nghĩ nhiều về việc chúng ta sẽ đi bao xa, nhưng khoảng thời gian để chúng ta di chuyển là bao lâu.
Thời gian di chuyển của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều khi di chuyển theo phương thẳng đứng. Thang máy điện của Sprague tại Tòa nhà Bưu điện đã chứng minh rằng vận chuyển dọc có thể nhanh hơn đi bộ trên mặt đất. Đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử các tòa nhà chọc trời.
Sự ra đời của thang máy điện đã thật sự giúp ích cho con người rất nhiều. Con người không còn phải khinh vác nhiều đồ đạc mà lại di chuyển bằng thang bộ trong những toà nhà cao tầng.
Năm 1913, trên một khu đất cách hai tòa nhà phía nam Tòa nhà Bưu điện, Tòa nhà Woolworth được hoàn thành với chiều cao khoảng 241m.
Được mệnh danh là “toà nhà chọc trời” đầu tiên của Mỹ tọa lạc tại 233 Broadway ở Manhattan, thành phố New York, nơi đây tự hào với 60 tầng và nổi tiếng nhờ thang máy điện di chuyển nhanh, nó cung cấp dịch vụ cho địa phương và dịch vụ chuyển phát nhanh cho khách quốc tế. Vào thời điểm đó, tòa nhà Woolworth cũng là tòa nhà cao nhất thế giới.
Bài viết sử dụng nguồn: Time.com

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Thanh niên Việt Nam uống rượu bia dẫn đầu các nước Đông Nam Á

Đây là số liệu được đưa ra trong báo cáo “Tổng quan về chính sách phúc lợi của thanh niên Việt Nam” Theo báo cáo, ngày càng có nhiều thanh...

Lúa De An Cựu

Tôm rằng bóc vỏ bỏ đuôi Gạo De An Cựu mà nuôi mẹ già Lúa bây giờ nhiều rất nhiều giống mới, với nhiều ưu thế như ngắn ngày, kháng...

Quốc Phục Nam Của Người Việt

Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần...

Ảnh khó quên về miền Trung thập niên 1990

Khi du lịch chưa bùng nổ, cuộc sống ở Hội An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang thập niên 1990… toát lên sự chân chất, mộc mạc....

Chuồn chuồn ngô cắn rốn

Tương tư hoa gạo quê nhà Tự dưng áo đỏ làm ta giật mình Một ngày cuối tuần trời hom hom, đất đơ đơ, ông bắc ghế ngồi ở vườn,...

Kỳ thú ‘thế giới động vật’ trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý...

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng

Bài viết này sưu tập những ý kiến của chính các nhạc sĩ nổi tiếng lúc sinh thời, kể về chuyện sáng tác của họ khi soạn ra những bài...

Quân Cờ Đen – Kỳ 1/3 – Lưu Vĩnh Phúc

Các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa đã sẵn được đề cập nhiều lần trong câu chuyện này, như là những tỉnh, cùng với Vân Nam, giáp...

Chim ra ràng là gì?

Ràng là từ có gốc Hán, viết là 翎, đọc là linh, nghĩa là lông chim. "Chim ra ràng" ám chỉ những con chim nón vừa mới mọc lông và bắt...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Exit mobile version