Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vi khuẩn đã học được cách chống lại kháng sinh như thế nào?

Việc xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc đã thực sự làm người ta phải nghĩ đến một tương lai đen tối mang tên kháng kháng sinh. Vậy kháng kháng sinh là gì? Tại sao nó lại nguy hiểm đến thế, hãy thử tìm hiểu nhé!

Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng.

Theo thống kê của “Chương trình Đánh giá Kháng kháng sinh” được tài trợ bởi chính phủ Anh, hàng năm trên thế giới có 700.000 ca tử vong bởi vi khuẩn kháng thuốc. Ước tính con số sẽ tăng lên đến 10 triệu người vào năm 2050.

Vậy những con vi khuẩn đã làm thế nào để chống lại những viên thuốc từng được coi là thần dược của tây y và tạo nên cơn ác mộng cho loài người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều đó.

Vi khuẩn đã kháng thuốc như thế nào?

Thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào

Kháng sinh hoạt động để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chúng là những sinh vật đơn bào có kích thước vài phần nghìn milimét, sinh sống và gây viêm nhiễm ở đâu đó trong cơ thể chúng ta. Khi được đưa vào cơ thể, kháng sinh sẽ tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh theo các cơ chế chính:

Khi một vi khuẩn kháng thuốc, chúng có khả năng vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ các cơ chế này của kháng sinh theo các cách dưới đây:

Xây dựng hệ thống phòng thủ

Khi không muốn gặp một ai đó, bạn tránh mặt họ, chặn số điện thoại và mọi hình thức liên lạc khác. Vi khuẩn kháng thuốc sử dụng một chiến lược tương tự đối với kháng sinh. Chúng thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào. Bằng cách này ngăn chặn hoàn toàn hoặc hạn chế cho phép kháng sinh xâm nhập được vào trong tế bào để phá hủy tổ chức của chúng.

Một chiến lược khác của vi khuẩn là chúng cho phép kháng sinh vào bên trong. Nhưng sẽ tạo ra một số phân tử giống như vệ sĩ gác cửa. Chúng sẵn sàng tống cổ kháng sinh ra khỏi tế bào ngay khi bước vào. Một số vi khuẩn sử dụng các máy bơm, lấy năng lượng ATP để bắn thuốc kháng sinh ra khỏi cơ thể chúng.

Ngụy trang mục tiêu

Nhiều kháng sinh làm việc bằng cách chọn một mục tiêu cụ thể của vi khuẩn, ví dụ như bộ phận sản xuất protein của chúng. Sau đó, kháng sinh cô lập bộ phận này khiến vi khuẩn không thể sử dụng chúng và chết vì thiếu nguồn cung protein.

Để đối phó với diễn biến này, vi khuẩn thay đổi cấu trúc của các bộ phận mục tiêu để kháng sinh không còn nhận ra nó. Về cơ bản, dù cho kháng sinh có vào được tế bào, nó cũng không biết làm gì khi các mục tiêu đã được ngụy trang và không nhận ra nổi.

Phản công lại kháng sinh

Đây là chiến thuật kháng kháng sinh cực đoan nhất. Thay vì chỉ sử dụng hệ thống phòng thủ và ngụy trang, vi khuẩn sản xuất một số loại enzyme để chiến đấu trực tiếp với kẻ thù của mình. Chúng làm giảm hoặc bất hoàn toàn tính kháng khuẩn của thuốc. Ví dụ như enzyme beta-lactamse được sản sinh bởi một số vi khuẩn đã đánh bại hoàn toàn penicillin.

Trong hàng triệu vi khuẩn, tồn tại những cá thể có khả năng kháng kháng sinh tự nhiên.

Tất cả những chiến thuật trên đều rất tinh tế, nhưng làm thế nào mà vi khuẩn có thể học được điều này

Trên thực tế, đội quân vi khuẩn có số lượng rất lớn và không phải con nào cũng giống con nào. Tuy nhiên, phân tử thuốc kháng sinh thì giống hệt nhau, chúng không đạt đến sự đa dạng như vi khuẩn. Trong hàng triệu vi khuẩn, có xác xuất tồn tại một vài cá thể tự nhiên có khả năng sử dụng một trong số 3 chiến thuật trên để kháng thuốc.

Khi kháng sinh đã tiêu diệt hết toàn bộ những vi khuẩn nhạy thuốc, các cá thể vi khuẩn kháng thuốc tiếp tục tồn tại và sinh sản. Thế hệ sau của chúng sẽ thay thế những vi khuẩn đã chết và chúng hoàn toàn kháng thuốc.

Một kịch bản khác, vi khuẩn có thể học được các chiến thuật trên bằng cách truyền cho nhau những đoạn mã DNA. Trong đó có chứa cách để ngụy trang một cơ quan hay tạo ra enzyme chống lại kháng sinh.

Một vi khuẩn thông thường có thể nhận gen mã hóa này thông qua nhiều cách. Ví dụ, trong quá trình biến nạp, chúng nhận DNA trần từ một vi khuẩn khác. Hoặc khi một vi khuẩn kháng thuốc chết và nổ tung, chúng giải phóng các mảnh DNA vào môi trường. Các vi khuẩn khác sẽ “nhặt” chúng lại và tái tạo thành các gen kháng thuốc.

Quá trình vi khuẩn kháng kháng sinh tồn tại và phát triển thành quần thể.

Không may rằng dù cho vi khuẩn có học được cách kháng thuốc theo bất kì hình thức nào, chúng cũng sẽ truyền lại khả năng này cho thế hệ tiếp theo. Đó là hệ quả cơ bản của ý tưởng chọn lọc tự nhiên trong thuyết tiến hóa của Darwin được gọi là “sự sống sót của kẻ thích nghi tốt nhất”.

Kết quả cuối cùng là chúng ta phải chiến đấu với một quần thể vi khuẩn kháng thuốc, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các công ty dược phẩm e dè trong việc phát triển kháng sinh mới, bởi cứ sau một vài năm vi khuẩn kháng thuốc bắt đầu xuất hiện.

Tuy nhiên, không phải vậy mà con người sẽ thua trong cuộc chiến này. Hiện tại, chúng ta đang có khoảng 100 loại thuốc kháng sinh khác nhau. Hiểu rõ cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn, các nhà khoa học một mặt vẫn sẽ tiếp tục điều chế thêm các loại kháng sinh mới. Mặt khác, họ cũng đang đi tìm những phương pháp tiêu diệt vi khuẩn “nhờn thuốc“, ví dụ như sử dụng công nghệ nano hứa hẹn đưa nhân loại ra khỏi cơn ác mộng của kháng kháng sinh.

Già đầu còn mê nhạc sến

“… và cũng thời gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn bè , những kẻ từng mỉa mai tôi về nhạc sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng...

Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang

Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà Để cho con kinh được ngay thẳng, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, dốt đuốc trên đầu những cây sào...

Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Bài viết này tư liệu cũng đã có phần cũ, LSTV xin mời bạn đọc theo dõi bài viết khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt có cập nhật...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy...

Saint Paul Tu Viện Đầu Tiên Ở Sài Gòn

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

Hát bội – nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên

Hát bội, loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời...

Tín ngưỡng thờ Mẫu vùng Lĩnh Nam

Xuất phát từ những vấn đề chung về vùng Lĩnh Nam Trung Hoa và tín ngưỡng thờ mẫu, bài viết bàn về quá trình hình thành và phát triển của...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Exit mobile version