1. Một người lính phát điên trong Thế chiến thứ nhất năm 1916
Bức ảnh này được chụp trong trận Flers-Courcelette trong vụ tấn công Somme vào tháng 9 năm 1916. Sau khi chứng kiến những cái chết và sự tàn phá của chiến tranh, những người lính thường cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, hay gặp ác mộng, khiếm thị và và khiếm thính tạm thời, thậm chí sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nhưng đáng buồn thay là họ thường gặp rất nhiều khó khăn trong cả thời chiến lẫn thời bình, do không có được sự quan tâm đúng đắn từ phía chính quyền cũng như sự thiếu hiểu biết của xã hội về rối loạn stress sau sang chấn.
2. Một đứa trẻ bị bỏng và bị thương ở ga Nam Thượng Hải sau cuộc không kích của Nhật Bản vào năm 1937
Bức ảnh mang tên Bloody Saturday được chụp vào ngày 28 tháng 8 năm 1937 trong trận Thượng Hải – một trong những trận chiến đẫm máu nhất Chiến tranh Trung – Nhật thứ hai. Theo nhiếp ảng gia H. S. Wong, khoảng 1.800 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị tấn công khi đang chờ ở ga do bị nhầm với quân đội Trung Quốc. Cậu bé này chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của cuộc chiến.
3. Cái chết của đứa trẻ vô danh sau thảm kịch nổ khí gas ở Bhopal khiến hơn 2000 người chết ngay lập tức
Vụ nổ xảy ra vào đêm mùng 3 tháng 12 năm 1984 tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide India Limited, đã giải phóng methyl isocyanate và các hóa chất khác vào không khí, khiến 2.259 người chết ngay lập tức và để lại nỗi đau cho hơn 500.000 người bị phơi nhiễm với khí độc. Hai nhiếp ảnh gia, Pablo Bartholomew và Raghu Rai trong khi đến thu thập tài liệu về hậu quả của thảm họa, đã đi qua một lễ chôn cất, nơi một người đàn ông đã chôn cất một đứa trẻ. Vì họ không biết danh tính của người đàn ông và không ai tuyên bố là họ hàng của đứa trẻ, danh tính của cô bé vẫn còn là một ẩn số.
4. Người đàn ông Congo nhìn chằm chằm vào bàn tay và chân của đứa con gái năm tuổi. Vì anh ta không đáp ứng được mức cao su hàng ngày của mình, cô bé và mẹ đã bị giết và bị ăn thịt.
Nhà vua Leopold II của Bỉ đã thành lập Nhà nướcTự do Congo và cai trị Congo trong tư cách là một doanh nghiệp tư nhân trong suốt 23 năm, từ năm 1885 đến năm 1908. Trong suốt triều đại của mình, nơi này đã trở thành nguồn gốc của những vụ bê bối quốc tế lớn do vi phạm nhân quyền trầm trọng thông qua lao động cưỡng bức. Các chiến binh của Công ty cao su ABIR (Anglo-Bỉ của Ấn Độ), công ty khai thác cao su tự nhiên ở Nhà nước Tự do Congo, đã áp đặt các hình phạt khắc nghiệt đối với những người không đạt được mức hàng ngày. Họ phải nộp những bàn tay bị chặt đứt của bất cứ ai họ giết thay vì bắn bằng đạn, được nhập khẩu từ châu Âu với chi phí cao. Bức ảnh của Alice Seeley Harris cho thấy một người đàn ông tên là Nsala nhìn thẫn thờ vào bàn tay con gái và chân đã bị cắt đứt, sau đó cô bé đã bị giết cùng với mẹ.
5. Người dân trong nạn đói Nga năm 1921 khiến 5 triệu người chết
Nạn đói năm 1921 – 1922, hay còn được gọi là nạn đói Povolzhye, là kết quả của sáu năm rưỡi bạo lực và hỗn loạn do Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nội chiến Nga và hạn hán nghiêm trọng. Tình hình tồi tệ đến mức các nhân viên cứu trợ không thể tìm thấy gì ngoài những xác chết nằm rải rác khắp nơi kể cả ở những thành phố lớn Moscow và Kiev.
Đặc biệt ở các vùng nông thôn, nơi người dân phải cố gắng sống sót với bất cứ điều gì họ có thể tìm thấy, đã bắt đầu có hiện tượng ăn thịt đồng loại, phổ biến nhất là dọc theo lưu vực sông Volga, nơi nạn đói hoành hành đặc biệt trầm trọng. Ở đây người ta đã ghi nhận nhiều vụ giết người để ăn thịt, trong đó nạn nhân có cả người già và trẻ em.
6. 83 ngày cuối đời của người đàn ông nhiễm xạ với tỉ lệ tử vong là 100%
Hisashi Ouchi là một trong ba công nhân chuẩn bị một lô nhỏ nhiên liệu bằng cách thêm dung dịch uranyl nitrate lỏng vào bể lắng. Thảm họa ập đến khi họ thêm một thùng thứ bảy và lượng phóng xạ bể trong bể vượt quá độ an toàn. Ouchi, người đứng gần bể nhất, phải hứng đến 17 đơn vị Sv trong khi mức tử vong là 8 Sv. Anh ta bị bỏng nặng, tổn thương cơ quan nội tạng nghiêm trọng và có số bạch cầu gần như bằng không. Đau đớn đến tột cùng, Ouchi đã cầu xin được chết. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn giữ cho anh sống thêm 83 ngày nữa trước khi tim ngừng đập.
7. Cô gái trong trại tâm thần
Khoảng 150 năm trước, những người bị bệnh tâm thần thường bị coi là bị “quỷ ám” và các trại tâm thần được lập ra để giúp họ “kiểm soát con quỷ trong mình”. Chính vì sự thiếu hiểu biết này của người dân và sự bỏ ngỏ của chính quyền, các trại tâm thần này đã trở thành địa ngục trần gian đối với những người bệnh. Họ thường xuyên bị đánh đập, chửi rủa, tra tấn dã man như thời Trung cổ. Lấy bức ảnh này như một ví dụ. Giống như bạn chỉ có thể tìm thấy nó ở trong phim chứ không phải trong một bệnh viện.
8. Người phụ nữ bị giam giữ trong gần 25 năm bởi mẹ mình
Vào ngày 23 tháng 5 năm 1901, văn phòng tổng chưởng lý của Paris nhận được một bức thư bí ẩn. Bức thư viết “Ngài Tổng chưởng lý, tôi xin thông báo cho ngài về một sự việc hết sức nghiêm trọng. Tôi đang nói về một cô gái đã bị nhốt trong nhà của Bà Monnier, sắp chết đói, và sống trong một cái bãi rác suốt 25 năm qua – chính là đống phân của mình.”
Bị sốc vì bức thư, cảnh sát đã quyết định điều tra nhà Monnier mặc cho danh tiếng của gia đình này. Một nhóm cảnh sát xông vào nhà và tìm thấy một cánh cửa bị khóa. Khi họ mở cửa, một mùi hôi thối xộc hẳn vào mũi họ.
Rùng rợn hơn cả, họ còn thấy một người phụ nữ suy dinh dưỡng đang ngồi trên giường, người bao phủ bởi thức ăn và chất thải, nhìn chằm chằm vào ánh sáng mà cô đã không nhìn thấy trong một thời gian dài. Blanche Monnier, chỉ nặng gần 24 kg, đã bị giam cầm bởi mẹ mình để ngăn cô bỏ trốn với người mình yêu suốt một phần tư thế kỷ. Cô đã không nhìn thấy ánh sáng hoặc bất kỳ người nào trong quãng thời gian đó.
9. Cái chết của Evelyn McHale
Vào tháng 5 năm 1947, Evelyn McHale, 23 tuổi, nhảy ra khỏi tầng quan sát tầng 86 của tòa nhà Empire State Building ở New York và rơi xuống một chiếc limousine đậu tại lề đường. Một sinh viên gần đó – Robert Wiles đã chụp tấm ảnh này chỉ vài phút sau cái chết của cô và vô cùng ngạc nhiên khi thấy thân thể cô còn nguyên vẹn dù rơi xuống từ một độ cao khủng khiếp. Do đó, cái chết của cô được coi là “người tự tử đẹp nhất”.
10. Người đàn ông bị hóa thành than
Người đàn ông này VẪN CÒN SỐNG trong lúc chụp bức ảnh này. Nó được chụp trong Cuộc chiến tranh Vùng vịnh năm 1992.
Thân thể anh ta gần như bị đốt cháy hoàn toàn. Anh ta từng là lính trong quân đội Iraq, đang đi một chiếc humvee trước khi bị một tên lửa tấn công. Xe bị đốt cháy, và mọi người trong đó cũng vậy. Nhưng người đàn ông đáng thương này không chết ngay lập tức, mặc dù da của anh đã bị đốt cháy, và cơ có thể nhìn thấy được. Theo nhiếp ảnh gia, nỗi đau mà người đàn ông này cảm thấy chắc chắn là không thể tưởng tượng nổi, nhưng anh đã chiến đấu vì cuộc sống của mình, cho đến khi bị tan thành tro bụi. Một sự nhắc nhở lạnh sống lưng rằng cho đến cùng, chúng ta cũng chỉ được tạo ra từ xác thịt.