Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp gỡ nhạc sĩ lần cuối ở Mỹ.

Nữ ca sĩ kể lại, năm 19 tuổi, khi đang học tại trường quốc gia âm nhạc, cuộc gặp gỡ định mệnh với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã đưa cuộc đời cô sinh viên Trường Mi (tên của Họa Mi khi đó) sang một trang khác. Trường Mi trở thành ca sĩ nổi tiếng khi tham gia ca múa nhạc mỗi đêm tại nhà hàng Maxim cũng như chương trình ca nhạc định kỳ trên sóng truyền hình. Chính cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã đặt nghệ danh cho chị.

Họa Mi tâm sự: “Chú Thơ đưa cho bài hát Đưa em xuống thuyền và tập cho tôi hát với ban nhạc, đúng một tuần sau tôi được chú giới thiệu hát chính thức ở nhà hàng Maxim. Khi bước chân lên sân khấu, tôi thấy trong danh sách chương trình không có tên mình mà đề tên Họa Mi thì chạy vô hậu trường thắc mắc với chú. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nói : “Kể từ hôm nay, cháu sẽ là Họa Mi” làm tôi ngạc nhiên vô cùng”.

Ca sĩ Họa Mi và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ca sĩ Họa Mi cũng nói thêm, có lẽ nhạc sĩ đặt nghệ danh cho mình như vậy để “đối trọng” với người học trò đầu tiên của ông là ca sĩ Sơn Ca. Sơn Ca tuy lớn hơn một tuổi nhưng là bạn cùng khóa với Họa Mi tại trường nhạc, được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhận làm học trò ngay từ năm nhất và lăng-xê thành ca sĩ nổi tiếng. Còn chị đến năm thứ 3 mới được nhạc sĩ phát hiện và nhận làm học trò.

Trong mắt Họa Mi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kỹ lưỡng và rất khó tính. “Chú Thơ tài giỏi nhưng nghiêm khắc. Chú đúng giờ và tôn trọng ê-kíp. Ai làm việc với chú cũng kính nể và quý trọng chứ không riêng tôi. Ngoài vai trò nhạc sĩ, Hoàng Thi Thơ còn là người đầu tiên soạn nhạc kịch, thực hiện phim màu đầu tiên ở Việt Nam”, chị nói thêm.

Nữ ca sĩ hải ngoại biết ơn Hoàng Thi Thơ khi ông đã sáng tác nhiều bài hát để chắp cánh tên tuổi chị bay xa. Mảng ca khúc mang âm hưởng dân ca, quê hương, ông đã dành cho Sơn Ca còn tình ca dành cho Họa Mi. Hai bài hát Đời buồn như liễu và Dù xa xôi vẫn thấy gần được ông viết tặng riêng dựa trên cuộc đời Họa Mi.

Sau khi xuất ngoại, Hoàng Thi Thơ định cư ở Mỹ còn Họa Mi sống ở Pháp nên rất ít khi có dịp qua lại. Nhưng chị luôn sắp xếp để tham gia các chương trình vinh danh âm nhạc của ông.

Năm 1991, sau thời gian dài xa cách, Họa Mi gặp lại người thầy của mình trên đất Mỹ. Lúc này ông bị bệnh tim, chỉ ngủ ngồi mà không được nằm. Tuy nhiên ông vẫn làm việc hăng say. Giọng ca sinh năm 1955 nói: “Chú Thơ yêu âm nhạc vô cùng. Chú bảo với tôi nếu không có âm nhạc, không được làm việc thì chú sẽ chết sớm rồi, không còn sống đến bây giờ đâu. Điều này làm tôi cảm động và trân trọng chú vô cùng”.

Chương trình Hoàng Thi Thơ 3 – Một đời cho nghệ thuật (1997) tại Canada là lần cuối cùng Họa Mi được diện kiến cố nhạc sĩ. Nữ danh ca kể, lúc đó nhạc sĩ rất sợ chết, ông muốn làm nghệ thuật, có sản phẩm để lại cho đời. Khi đang thực hiện chương trình (lần đó cố nhạc sĩ cũng kiêm luôn công việc MC), ông bị ngất xỉu vì quá xúc động (cố nhạc sĩ vốn bị tim rất nặng, từng phải mổ đến 7 lần) phải cấp cứu tại chỗ.

Lúc đó, mọi người sợ rằng ông không qua khỏi nhưng sau khi Họa Mi cùng mọi người săn sóc, ông tỉnh lại và đủ sức khỏe để thực hiện tiếp chương trình. Đây cũng là lần cuối ông thực hiện show diễn vì bác sĩ khuyến cáo nếu ông xúc động sẽ ảnh hưởng đến tim.

Và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Nam California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 72 tuổi.

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Số phận thê thảm của dân tộc Hung Nô trong lịch sử Trung Hoa

Hung Nô là một dân tộc hùng mạnh đã có thời bắt Tô Vũ sứ giả nhà Hán đi chăn cừu mười năm, khiến nhà Hán phải cống người đẹp...

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Tên cướp ngụy trang khét tiếng nước Mỹ

Sau 15 năm gây án ở 28 ngân hàng, bộ đôi 'Những tên cướp mặc áo khoác dài' sa lưới vì một lần chạy quá tốc độ. Ngày 13/11/1991, hai...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Ngôn ngữ và chữ viết

Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết....

Một thời tiệm may Sài Gòn

Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Các biện pháp tránh thai đáng sợ của Trung Hoa xưa

Phi tần bị bấm huyệt hậu môn, rửa chỗ kín bằng hoa nghệ tây; còn kỹ nữ thì uống thủy ngân là những cách tránh thai phổ biến thời phong...

Không lo không sợ là cảnh giới tinh thần của người quân tử

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng ưu sầu”, “Người quân tử không lo không sợ,...

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Từ “kỵ húy” của người Nam bộ

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ “kỵ húy” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến....

Exit mobile version