Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái chạn bát trong miền ký ức (Garde De Manger)

Cái chạn là vật đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người. Chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi mà sao thân thuộc đến thế. Giờ nhắc lại vẫn thấy rưng rưng…

Ngày ấy, đã làm gì có tủ lạnh như bây giờ. Cái chạn nhà tôi được mẹ mua ở Ô Chợ Dừa thuê xích lô chở về. Chạn được đóng bằng gỗ, sơn xanh khá đẹp mắt. Tầng trên cùng được gắn lưới sắt mắt nhỏ, thoáng mát, cánh cửa có khóa gỗ xoay ngang khá cẩn thận. Tầng giữa có ngăn úp bát, tầng dưới cùng là nơi đựng tương cà mắm muối…

Mẹ tôi thường cất vào ngăn trên cùng của chạn liễn mỡ, hũ đường, lọ muối vừng và chút đồ ăn còn dở như vài miếng tóp mỡ, ít đậu sốt cà chua, niêu cá kho… Anh em tôi đi học về thường lấy cơm nguội trong nồi, lục chạn ăn với thức ăn còn thừa.

Đến giờ tôi vẫn nhớ cái vị của cơm nguội ăn với cá kho trám sao lại hợp nhau đến thế. Đôi khi chỉ là vài miếng tóp mỡ vàng ươm dầm nước mắm mà “đánh bay” mấy bát cơm. Ngày mưa, hương của muối vừng lan ra theo nhịp chày thậm thịch làm cho mấy anh em cứ hít hà mãi thôi.

Bây giờ, cá thịt đầy mâm mà sao vẫn không cảm được cái sự “ngon miệng” của thời ấy. Bạn bè bảo nhau: “Có lẽ ngày xưa khốn khó, nên ăn gì cũng thấy ngon”.

Tầng giữa của chạn chuyên để úp bát đĩa. Mẹ dặn anh em tôi rửa bát phải nhớ úp nghiêng cho ráo nước. Bát đĩa cũng chả nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái bát ăn cơm bằng sứ Hải Dương, canh thường được múc vào bát chiết yêu có cái miệng loe rộng, thêm vài cái đĩa, thế thôi.

Các loại đũa, thìa, muôi được cắm vào một cái “rọ tre cật” nâu bóng buộc ở bên cạnh chạn. Có lần, đang đêm, con mèo mải đuổi chuột lao vào ngăn để bát đĩa làm vỡ choang vài cái. Cả nhà bật dậy vì cứ tưởng có trộm.

Các bà mẹ thường úp xoong nồi, chảo, chày, cối… ở ngăn dưới cùng của chạn. Ngày ấy, đây cũng là chỗ để cất hũ dưa cà, âu mẻ, lọ muối hạt, chai nước mắm. Ngoài ra, những đồ khô như tý miến, nắm lạc sống, hành, tỏi, hạt tiêu… trăm thứ bà rằn được để trong chiếc bị cói, treo lủng lẳng bên cạnh chạn để tiện lấy khi nấu ăn.

Đôi khi ngồi hàn huyên với nhau, chúng tôi lại tự hỏi: Ngày ấy sao chúng ta không cần tủ lạnh nhỉ ? Đơn giản thôi, bởi đồ ăn làm gì có nhiều như bây giờ mà cất…. Các bà mẹ luôn tính toán để thức ăn vừa hết trong ngày. Hầu như không có thức ăn nào lưu trữ quá 2 ngày.

Thức ăn để trong chạn, đóng cửa lại thì mèo, chuột không vào được nhưng lũ kiến vẫn kéo đàn vào đánh chén. Để khắc phục việc này, các nhà thường kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát mẻ đổ ngập nước pha dầu luyn. Thế là kiến đành chịu thua.

Thời gian trôi, giờ đây những loại tủ lạnh hiện đại, to đẹp đã thay thế cho chiếc chạn bát năm nào. Nhưng tôi tin, bất cứ ai đã từng sống qua một thời xa xưa ấy đều không thể quên chiếc chạn bát “thần thánh”. Đó không chỉ là nơi cất giữ thức ăn, bát đũa… mà còn thể hiện sự vén khéo, tình yêu thương của những người mẹ dành cho cả gia đình.

Tôi tin, trong miền ký ức của mỗi người đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu vài kỷ niệm nho nhỏ, vui vui về cái chạn bát.

Số lượng cống thuế hàng năm dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung...

Giấc mơ hàng hiệu Liên Xô thời bao cấp

Mỗi đợt nhận được vài cái quần bò, bán rẻ thì một chiếc cũng phải 2 chỉ vảng, có chiếc hàng độc, người ta kì kèo tôi bán với giá...

Những câu nói sâu sắc về cuộc đời

"Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có thể diễn tả bằng lời. "Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có...

8 loại tiểu nhân nên cẩn trọng

Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Cổ nhân đã đúc rút 8 loại tiểu nhân nên cẩn...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Một truyện ngắn đầu tiên của Văn Học Việt Nam

Ông Huỳnh Tịnh Của khi viết cuốn Chuyện Giải Buồn đã gom góp lại những chuyện nầy nọ do ông nghĩ ra hay do ông lấy trong sách Tàu, nhưng điều ông...

Những hình ảnh khó quên về lễ hội chùa Hương năm 1927

Bầu không khí nhộn nhịp ở bến Đục, cảnh đẹp như tranh thủy mặc trên suối Yến, nét trầm mặc của chùa Thiên Trù… là loạt ảnh hiếm có về...

Exit mobile version