Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cầu Trường Tiền – cây cầu của những sóng gió lịch sử ở xứ Huế

Cầu Trường Tiền là một biểu tượng lịch sử quan trọng của Cố đô Huế. Trong hơn 100 năm tồn tại, cầu đã trải qua ba lần đổ sập cùng bốn lần thay đổi tên gọi.Lưu bản nháp tự động

Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền là một chứng nhân lịch sử đặc biệt của mảnh đất Cố đô.

Tiền thân của cầu Trường Tiền là môt cây cầu làm bằng song mây bó chặt, dựng lần đầu vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được dân gian gọi là cầu Mây. Sau này cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Vì cầu có hình cái mống úp còn có tên là cầu Mống.

Năm 1897, cây cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel. Năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái – vị vua triều Nguyễn đương thời.

Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.

Năm 1904, một trận bão lịch sử, thường được dân gian gọi là bão năm Thìn, làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.

Năm 1907, khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau – tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến I.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.

Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn.

Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong chiến sự Mậu Thân 1968, trụ 3 và nhịp 4 của cầu bị phá hủy. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ, rồi cầu được tu sửa tạm thời.

Sau này cầu được đổi tên từ cầu Nguyễn Hoàng thành cầu Tràng Tiền. Năm 1991, cầu được Công ty Cầu 1 Thăng Long tiến hành khôi phục. Đến năm 1995 cuộc trùng tu hoàn thành.

Sau cuộc trùng tu này, kiến trúc cầu có nhiều thay đổi so với nguyên bản, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên có từ thời Bảo Đại, lòng cầu bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu từ xưa của cầu là màu nhũ bạc…

Đến năm 2004 cầu lại một lần nữa đổi tên, từ Tràng Tiền thành Trường Tiền. Đây là tên gọi chính thức của cầu cho đến nay.

Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa.

Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh.

Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.

Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca.

Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca: Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Em theo không kịp, tội lắm anh ơi/ Bấy lâu mang tiếng chịu lời/ Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.

Năm 1941, trong thời gian lưu lạc ở xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu như hình ảnh của chiếc lược ngà: Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cho đến ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng vị trí mang tính biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi…

Những hình ảnh đặc biệt về Vũng Tàu năm 1970

Loạt ảnh không thể quên về Vũng Tàu năm 1970. Hình ảnh đăng tải trên blog của cựu binh Australia tên Laurie Smith. Một khu chợ ở Vũng Tàu năm...

Tục vẽ mắt cho thuyền – Nét văn hóa độc đáo của ngư dân

Nghề chài lưới đã xuất hiện từ rất lâu trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của dân tộc Việt Nam, được coi là một trong ba làng...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Nhìn về đường cố lý

“Sài Gòn, Một góc ký ức và bây giờ” tái bản và được bổ sung một số bài. Cả thảy 24 bài. 24 cửa sổ mở vào 24 hướng. Trong đó...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Tục lệ ma chay cúng lễ của người Việt xưa

“Lệnh vua thua lệ làng” mỗi nơi sẽ có những phong tục,tập quán mang nét đặc trưng riêng. Sau đây là những tục lệ ma chay của người Việt. 1....

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 14/25 – Sơ Đăng, một dân tộc đầu đàn

Chúng tôi tin rằng người Thượng Việt là gốc tổ của Lạc bộ Trãi và Thượng Nam Dương là gốc tổ của Lạc bộ Mã. Đại danh từ Any đã...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Phong tục về Tang Ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan...

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao...

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Exit mobile version