Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện cái lon Guigoz – Một vật dụng thân thuộc của người Sài Gòn xưa

Lon Guigoz là vật dụng quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, từ trước 1975 cho đến những năm 1980. Đây là một loại lon sữa của hãng Nestle Pháp, Hòa Lan, phổ biến ở miền Nam trước 1975.

Lon Ghi-gô, có người gọi là lon gô, hay có nơi đọc trại đi, là mi-gô, bi-gô… đã gắn bó nặng tình nặng nghĩa với đời sống của nhiều thế hệ người Việt.

Loại sữa Guigoz của Hòa Lan được nhập cảng vào Việt Nam nhiều nhất là sau khi người Pháp trở lại Việt Nam vào khoảng năm 1956. Có hai loại sữa Guigoz, loại trắng cho trẻ sơ sinh, và loại màu vàng cho tuổi từ một năm trở đi. Loại sữa bột này phổ biến đến nỗi hầu như gia đình trung lưu nào cũng nuôi con bằng sữa Guigoz, và những chiếc lon nhôm, dày dặn, với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, đường kính 8cm, không rỉ sét này thường được các bà nội trợ cất giữ để đựng thực phẩm ở trong bếp, trừ muối, nó có thể đựng đường, ớt, tiêu hành hay các thức ăn khô.


Trước năm 1975, tầng lớp lao động hoặc công nhân viên lương ít thì nuôi con bằng sữa bò, còn sữa Ghi gô dành cho tầng lớp trung lưu trở lên nuôi con vì hồi đó hàng ngoại nhập độc nhất chỉ có loại sữa này.

Khi dùng xong hết sữa, các vỏ lon được đem cho bà con thân thuộc để xài vì thời đó vỏ lon Ghi gô xài bền, mẫu mã đẹp, rất hữu dụng để đựng đường, bột và các thứ linh tinh khác cho các bà nội trợ. Các nhà giàu có nhà còn dùng lon Ghi gô để đựng vàng lá, đúng là thượng vàng hạ cám, lon này có mặt khắp nơi trong mọi gia đình.

Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng.

Sau năm 1975, sữa Ghi-gô không còn được nhập cảng, và cái vỏ lon của nó trở nên quí giá và thông dụng với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội miền Nam. Công chức và công nhân đi làm bới theo cơm đều đựng trong long Ghi-gô, dân làm rẫy đi rừng cũng vậy, vì nắp lon đậy kín, khi bị mưa lỡ để bên ngoài chưa kịp mang vào chòi cũng không bị nước mưa thấm vào. Và đối với dân lao động, vỏ lon Ghi-gô trở thành thân thiết hơn bao giờ hết vì ngày nào đi làm đều kè kè bới theo “gô cơm”.

Người thiết kế ra chiếc lon thon dài, có những đường viền nổi, có nắp đậy kín này không biết là ai. Nhưng chắc rằng, khi sáng tạo ra loại lon đặc biệt này cho nhãn sữa Guigoz, ông/bà này cũng không thể ngờ được rằng, nó hữu dụng, đa năng đến như vậy với người dân ở nơi xa xôi vùng viễn đông.

Rất nhiều người gốc Sài Gòn kể lại rằng loại sữa này gắn bó với tuổi thơ họ hệt như viên bi, con cá, cái kẹo.

Sau 1975, lon gô gắn bó với những người đi rừng lấy củi, làm rẫy, hoặc làm bạn với những người lính thất trận phải đi tù ở những nơi rừng thiêng nước độc… Lon gô có thiết kế nắp đậy kín, dùng để đựng cơm mang lên rừng, đến trưa mở ra mà cơm vẫn còn nóng hôi hổi. Dù chỉ là cơm độn bắp và muối mè nhưng là một bữa ăn thịnh soạn cho những người cần lao thuở cơ cực.

Cùng nhìn lại những lon Guigoz nay đã trở thành món đồ cổ được rao bán với số tiền tương đối lớn:

 

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Số lượng cống thuế hàng năm dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung...

Những tòa nhà lịch sử ở Sài Gòn

Khuôn viên thành phố Sài Gòn ngày nay, được bao bọc trong các con đường Lê Thánh Tôn (Espagne) – Pasteur (Pellerin) – Lý Tự Trọng (La Grandière, Gia Long)...

Mả Ông Tướng – Đi tìm danh tính của Ông Tướng

Đi trên Quốc lộ 1 từ bắc vào nam, khi đến trụ km 1513 thuộc tổ dân phố Trà Long 2, phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh sẽ gặp...

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên...

Một truyện ngắn đầu tiên của Văn Học Việt Nam

Ông Huỳnh Tịnh Của khi viết cuốn Chuyện Giải Buồn đã gom góp lại những chuyện nầy nọ do ông nghĩ ra hay do ông lấy trong sách Tàu, nhưng điều ông...

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi

Tại sao kỳ quặc thế? Vì các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi vì những vấn đề này thời...

Chuyện xưa: Người tính không bằng Trời tính

Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác...

Exit mobile version