Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 90

Hơn 30 năm trước, người Sài Gòn dạo phố trên chiếc Vespa hay xích lô, tà áo dài bay bay, ôtô “con bọ” xưa cũ chạy phổ biến, cuộc sống mưu sinh tất bật… qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow.

Người nông dân chở vịt từ ngoại thành vào thành phố để bán.

Nhiếp ảnh gia Mỹ Catherine Karnow – con gái sử gia Stanley Karnow – đặt chân đến Việt Nam lần đầu vào năm 1990. Trong thập niên này, bà có vài chuyến đi đến Sài Gòn. Nhờ uy tín của bố mình, bà được tạo điều kiện để đi nhiều nơi đến Hà Nội, Sài Gòn và miền Trung… tìm đề tài sáng tác ảnh. Vốn là người thích chụp cảnh vật, sinh hoạt và con người ở các thành phố, Catherine ấn tượng với một Sài Gòn đang phát triển từng ngày sau giai đoạn đổi mới (1986) nhưng vẫn giữ nét nên thơ, bình dị. Trong ảnh: Người Sài Gòn, nhất là các cô gái trẻ, thích diện áo dài lượn Vespa làm duyên trên đường, năm 1995.

Thiếu nữ Sài Gòn tha thướt với áo dài.

Em bé bán sách báo dạo trên đường phố. Catherine rất xúc động khi nhìn nét mặt, vóc dáng của cô bé đều toát lên sự vất vả.

Một buổi tụ họp của cộng đồng LGBT.

Ảnh chụp năm 1994 khi xích lô vẫn còn thịnh hành ở thành phố phương Nam đầy nắng.

Người lớn và trẻ con đều háo hức chơi game trong một cửa tiệm – loại hình giải trí từ nước ngoài du nhập vào Sài Gòn những năm 90.

Tiệm cà phê Givral nổi tiếng nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, đối diện Nhà hát TP HCM, năm 1990. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, đây là địa điểm quen thuộc của giới ký giả trong và ngoài nước. Quán này ngày nay không còn nữa, nhường chỗ cho một trung tâm thương mại hiện đại.

Đường phố đầu những năm 1990 chưa đông đúc như ngày nay, ôtô cổ và cũ kỹ rất phổ biến.

Tòa nhà UBND TP HCM năm 1995, một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố.

Người đàn ông tập thể dục bên chiếc xe “con bọ” trên phố.

Một góc đường Đồng Khởi, quận 1. Thời kỳ này đường Đồng Khởi vẫn còn cảnh người đạp xe thong thả, quần áo phơi phóng ở mặt tiền. Hiện nay Đồng Khởi là một trong những con đường sang trọng nhất Sài Gòn.

Những cậu bé nài ngựa ở trường đua Phú Thọ.

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả...

Làm gì nếu bị mắc kẹt trong thang máy?

Có lẽ cơn ác mộng tồi tệ nhất với hầu hết mọi người khi di chuyển trong các tòa nhà cao tầng là bị kẹt trong thang máy. Đây quả...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Nhược điểm quá lớn khiến quái vật biển Caspian sớm bị Nga khai tử

Ekranoplan (máy bay lai tàu đệm khí) lớp Lun của Liên Xô/Nga từng được kỳ vọng sẽ trở thành "quái vật biển Caspian" đối với nhóm tác chiến tàu sân...

Người Huế

Tôi về trong một buổi chiều hanh nắng. Cơn mưa rào vừa dứt, thỉnh thoảng vài hạt lắc rắc rơi trên tấm kính xe như dọa dẫm tôi: "À há,...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Lịch sử tà áo

Có phải em mang trên áo bay, Hai phần gió thổi một phần mây. Hay là em gói mây trong áo, Rồi thở cho làn áo trắng bay. Nguyên Sa...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên SÀI GÒN

Trong “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường,...

Exit mobile version