Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

‘Kỷ nguyên xe đạp’ và những điều còn đọng lại

Chiếc xe đạp là hình ảnh quen thuộc với tất cả chúng ta. Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện giao thông cũng phát triển và thay đổi. Ô tô, xe máy đã dần dần thay thế những chiếc xe đạp cọc cạch, nhưng với đa số gia đình Việt Nam thì chiếc xe đạp vẫn rất gần gũi và thân thương.

Nếu ai đó hỏi chiếc xe đạp có từ khi nào? Chắc nó sẽ rất tự hào và kiêu hãnh trả lời là “ta đã đi qua gần hai thế kỉ”. Sử sách ghi lại rằng cách chúng ta từ rất lâu ở xứ sở Ai Cập cổ đại, người ta đã chứng minh được rằng nơi đây từ nhiều thế kỷ trước đã có xuất hiện một loại xe hai bánh chuyển động bằng cách dùng hai chân để đạp. Tuy nhiên phải đến năm 1817 thì các loại mẫu xe đạp mới được sử dụng rộng rãi.

Ở Việt Nam, dù ở thời nào đi chăng nữa thì chiếc xe đạp vẫn in đậm nơi kí ức mỗi người dân. Dọc theo lịch sử, những chiếc xe đạp đã trở thành những chuyến xe thồ theo ông cha ta chở súng đạn len lỏi khắp chiến trường Tây Bắc.

Khi đất nước bị chia cắt, chiếc xe đạp theo những anh quân bưu mang những nhớ thương vào tiền tuyến và chở tin thắng trận từ Nam ra Bắc dọc theo các ngõ ngách xóm làng.

Mỗi mùa về, chiếc xe đạp thồ lại kĩu kịt chở những hạt vàng về phơi trên sân nhỏ. Xe đạp đã gắn bó với bao nhiêu mối tình lãng mạn. Cũng từ đây, những con đường của các mối tình xe đạp được hình thành. Vì chỉ đi xe đạp thì người con gái mới thể hiện được sự thướt tha, duyên dáng của mình. Một mái tóc thề duyên dáng với chiếc nón lá cùng chiếc áo dài đã luôn để lại những ấn tượng từ phút đầu tiên.

Ai đã từng là học trò thì chắc chắn cũng đã từng có những ngày đi xe đạp. Với các cô cậu học trò, dù xa trường đã bao nhiêu năm rồi mà hình ảnh chiếc xe đạp ngày nào vẫn chẳng thể phôi phai. Những trưa hè đổ lửa, những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng hồng hay chở mùa hè của người con trai 18 tuổi thuở nào để khắc nỗi nhớ lên cây.

Chiếc xe đạp ngày hai buổi đến trường, chở những niềm vui và nỗi buồn của một thời ngây ngô, dễ thương để khi chia xa rồi “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…”. Những chiều trốn học, cả bọn cùng nhau trên chiếc xe đạp cũ túm năm tụm ba đàn đúm với những trò chơi nhất quỷ nhì ma để đến tận bây giờ ta chẳng thể nào quên những ngày tháng của “tuổi thơ dữ dội”. Khi mưa xe đạp cũng vội vã cùng ta, khi nắng xe đạp lại thong dong cùng ta.

Ngày nay mỗi khi đi ra đường ta thấy thành phố nơi ta đang ở vắng đi những chiếc xe đạp, thay vào đó là những chiếc xe máy và xe hơi. Cũng phải thôi khi nó cũng không thể tách rời mà phải hòa nhập, hội nhập với vòng xoáy đô thị hóa. Bây giờ, đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, từng gia đình được trang bị những tiện nghi có giá trị trong đó có cả những phương tiện đi lại. Đó là dấu hiệu của một thành phố phát triển, cũng là niềm vui của những gia đình phát triển.

Ta vẫn gặp đâu đó những đoàn du khách đi du ngoạn hay pic nic bằng xe đạp. Có gì tốt hơn để ta có dịp vận động cơ bắp, được ra mồ hôi, tinh thần sảng khoái sau một tuần làm việc mệt nhọc trong văn phòng tù túng ngột ngạt. Thật vui khi nhìn thấy những người khách nước ngoài vui vẻ cùng nhau trên những chiếc xe đạp, cười cười nói nói râm ran, con đường ngỡ xa mà lại hóa gần. Khi đi xe đạp, tinh thần cộng đồng được chia sẻ. Một người bị hỏng xe, cả đoàn xúm lại cùng giúp đỡ sửa chữa. Lúc này đây ta mới kịp nhận ra vai trò của chiếc xe đạp vẫn còn rất cần cho các thành phố du lịch.

Mặc dù hình ảnh chiếc xe đạp đã thưa dần trên các con đường ngõ phố hôm nay, nhưng với bề dày lịch sử của mình thì hình bóng chiếc xe đạp vẫn chẳng thể nhạt phai trong kí ức mọi người.

Với mỗi chúng ta, chiếc xe đạp vẫn là một người bạn đồng hành, một người bạn biết cảm thông và chia sẻ. Nó cứ mải miết quay đều…quay đều cùng bạn đi theo những nhịp đi của cuộc sống để đưa bạn đến với những thành công.

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Ảnh quý giá về ngôi đền ở Thanh Hóa một thế kỷ trước

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Vào thập niên 1920, nơi đây vẫn còn suối “cá thần” rất độc đáo....

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận

Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Cả ba đều sinh ra và lớn lên cùng thời...

Những món canh ngon mang cả tâm tình mùa hè Bắc Bộ

Ẩm thực là một khía cạnh văn hóa vô cùng gần gũi và cũng là nhu cầu thiết yếu của đời người. Mỗi vùng miền đều có bao nhiêu cao...

Hoài niệm về những chiếc xe đạp

Xe đạp là vật dụng rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Việt. Mới chỉ mấy chục năm trước thôi, chúng vẫn còn là niềm mơ ước của...

Từ nguyên của Christmas

Nhìn vào từ Christmas, ta dễ dàng nhận thấy nó có hai thành tố: Christ, mà ai cũng biết là dùng để chỉ Chúa Jesus, và mas là một biến...

Tìm hiểu về lịch sử của người Lạc Việt

Trong những ghi chép về cộng đồng tộc Việt trong lịch sử, thì Lạc Việt là một trong những tên tên gọi được các sách sử Trung Hoa ghi chép...

Các hoàng nữ nhà Nguyễn và tấm vải bọc điều

Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã. Tã cứ đeo dính lấy bé gái cho đến khi bé biết mặc quần thì tã đã...

Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết...

Chơi chữ – thú chơi tao nhã, dí dỏm của người Việt

Chơi chữ là một phép tu từ từ vựng, lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đẻ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu...

Exit mobile version