Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực này trước đây từng là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Chợ Lớn. Ngày nay, dưới tốc độ phát triển của đô thị hóa, bến Bình Đông có từng bước dịch chuyển mạnh mẽ để phù hợp với thời đại. Song, sự thích nghi cũng chính là nguy cơ làm thu hẹp đi những nét đẹp văn hóa của đô thị cổ.

Nhắc đến bến Bình Đông, mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc thuyền đầy ắp hoa tấp nập vào bến những ngày giáp Tết. Nơi đây giống như cầu nối giữa thương lái miền Tây và khách vào mỗi dịp xuân về. Và xưa kia, bến Bình Đông cũng nhộn nhịp như thế. Theo con nước, xuồng ghe tấp nập trao đổi hàng hóa ngày lẫn đêm. Nhiều gia đình quây quần trên chiếc ghe, vừa là phương tiện di chuyển, vừa là nơi cư ngụ, tạo nên nét văn hóa sông nước hao hao người miền Tây Nam Bộ. Một chiếc xuồng tam bản, chuồi êm rơ trên dòng kênh, với tiếng rao hàng ngọt ngào hay những màn hò đối đáp của cô gái chánh gốc Nam Bộ, đủ làm người mua tê tái cõi lòng. Phải chăng chính tiếng rao ấy, lối hò ấy là nguồn cảm hứng góp phần xây dựng nên bộ môn cải lương truyền thống của dân tộc?

Flickr

Dọc bờ phía hướng về quận 8, bến Bình Đông là nơi quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng miền Nam một thời như: tàu vị yểu Con Mèo Đen, bột cà ri Ông Chà Và, bột mì Bình Đông, gốm Hoa Mai…Sự phát triển của các thương hiệu nổi tiếng kéo theo các nhà xưởng, nhà máy xay xát, chành ( tức là chỗ chứa hàng theo cách gọi người Hoa) mọc lên sầm uất. Nằm ở vị trí đắc địa, bến Bình Đông trở thành nút giao thương đường thủy, phía trên có dòng nước Bến Nghé, phía dưới có Rạch Cát, Phú Định thuận lợi vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên Chợ Lớn. Các thương lái, đa phần là người Hoa tập kết hàng hóa, rồi đem bỏ mối cho các tiểu thương trong thành phố. Cảnh mua bán ” trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp muôn màu muôn sắc.

Với cái tính ” ăn chắc mặc bền”, nhiều dãy nhà phố nằm ngay mặt tiền mọc lên, có diện tích bề ngang hẹp. Phía dưới là cơ sở kinh doanh hoặc làm chành, cửa hiệu. Phía trên dùng để ở, và hầu như các dãy nhà này đều do người Hoa làm chủ. Những dãy nhà mang đậm nét kiến trúc của người Hoa tại Việt Nam, với những cây cột được xây dựng bằng gạch, có lan can sắt, cửa lớn và cửa sổ có diện tích rộng, làm bằng gỗ, gờ chỉ làm bằng thạch cao, mang hơi thở kiến trúc Tây Phương. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây kết hợp làm nên vẻ đẹp độc đáo của bến Bình Đông.

Ngày nay, dưới tốc độ phát triển đô thị hóa và nhu cầu nhà ở của người dân mỗi lúc một nhiều, những dãy nhà được giải tỏa để xây dựng chung cư kiểu mới, cao tầng và có trang thiết bị hiện đại. Hiện chỉ còn một dãy phố đoạn từ chợ Bình Đông đến chùa Lâm Quang, gần như còn nguyên vẹn dù bạc thếch màu theo thời gian. Dần dà lại trở thành địa điểm cuốn hút của những tay thợ săn ảnh chuyên nghiệp. Dù bình minh hay hoàng hôn, dãy phố vẫn trầm mình dưới nét đẹp cổ kính giữa đô thành Sài Gòn náo nhiệt.

Góp phần làm nên giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử của một vùng Chợ Lớn nói chung và Sài Gòn nói riêng, nhưng hiện giờ bến Bình Đông đang dần nhường chỗ cho những công trình nhà ở đô thị. Tuy nhiên, với những ai gắn bó chốn này hàng chục năm, họ vẫn ao ước có thể bảo tồn một phần nào giá trị hiện hữu của lịch sử, hướng đến hòa nhập để phát triển chứ không hoà tan. Có nhiều ý kiến bày tỏ muốn hiện đại hóa nhưng vẫn phải biết cân nhắc và giữ gìn cái đẹp cổ kính của mảnh đất này.

Hình ảnh con người Đông Dương cách đây 200 năm

Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong triều phục Một vị hoàng thân mặc trang phục rồng phượng cầu kì Chân dung nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký...

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Thử tìm một định nghĩa thế nào là người học thức?

Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. Có người dịch như vầy: “Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng...

Nhớ về Xóm Chùa – Tân Định

Tôi được sinh ra tại nhà bảo sanh Chung Nam Quế trên đường Trần Quang Khải và lớn lên trong khu xóm nhỏ cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh nay là...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Tổ đình Giác Lâm – ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du...

Vì sao tướng Mỹ là người rời Afghanistan sau cùng

Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường....

Những phiên chợ ở 3 miền Việt Nam qua bức ảnh đen trắng

Tùy bản sắc và đời sống người dân và mỗi nơi ở Việt Nam sẽ họp chợ hàng ngày hoặc theo phiên. Hình ảnh phiên chợ ở Việt Nam không...

Vì sao lại nói ” Có mà đến mùa quýt “

Dân gian thường truyền nhau câu “có mà đến mùa quýt” để chỉ sự việc còn lâu lắm mới xảy ra, thậm chí có thể không bao giờ xảy ra....

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi Khi xưa thầm nói yêu nhau Bao nhiêu mộng thắm ban đầu Thôi xin...

Người đẹp Việt năm 1966 trong ảnh của Rick Paker

Trong thời gian đóng quân tại miền Nam Việt Nam, chàng lính Mỹ Rick Paker đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện loạt ảnh ấn tượng về các người...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Exit mobile version