Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngày xưa nước mía ép tay

Nước mía là thứ nước giải khát ngon, bổ rẻ và được ép nguyên chất từ mía tươi. Ngày xưa mấy xe nước mía thường dùng tay để ép mía, bánh xe như vô lăng lái tàu, tay người ép mía phải khỏe mới ép được hết nước ra khỏi những cây mía dài.

Bây giờ hiện đại, các loại máy ép nước mía giờ toàn dùng điện. Khi ép mía người ta thường thêm tắc vào cho thơm và át bớt vị ngọt gắt cổ của thứ nước đường nguyên chất đó. Miếng tắc chua chua vào để hãm vị ngọt khó chịu đó lại và để … thơm hơn. Bản thân người biết uống nước mía thường có thói quen vắt nhiều tắc. Khoảng 2-3 trái /ly.

Càng chua càng ngon. Nhưng nước mía cũng phải ngọt ngon thì vắt nhiều tắc mới ngon. Gần đây nhiều nơi có món mía dâu, mía cam, vị chua của dâu hay cam xay chung với nước mía lạ miệng và phần nào làm dịu bớt cái gắt của mía đường. Nhưng gì cũng vậy, vị ngon nguyên thủy vẫn là thứ không thể thay thế được.

Nước mía ngon phải có màu vàng đậm, tung bọt. Vài nơi thường dằn thêm vài hạt muối cho đậm đà. Có nơi thêm nước chanh muối hay tắc muối. Mía ngọt nên uống phải có đá để làm mát dịu cái vị gắt của đường… Có lẽ ở miền Nam vì nóng quanh năm nên phổ biến hơn miền Bắc. Tuổi học trò đứa nào cũng phải biết nước mía. Thứ giải khát không đắt tiền và kén chọn khách hàng. Hồi xưa khi còn học cấp 1 chiều nào mẹ cũng mua cho một bịch nước mía chỉ 500 đồng, hút rột rột khi ra khỏi cổng. Ngon hơn nước ngọt nhiều. Ngon hơn cả mấy bịch xirô đá màu xanh đỏ bán nhan nhản ở trước trường.

Ở gần Sở thú lúc trước có nhiều xe nước mía lắm nhưng bây giờ người ta chuyển sang bán sâm bổ lượng nhiều rồi, chỉ còn vài xe thôi và cũng không ngon bằng hồi trước. Nước mía góc Cách mạng tháng Tám gần Bùi Thị Xuân cũng tạm được. Tối nào cũng đông nghẹt khách có bán kèm bò bía, cá viên. Tiếc nhất vẫn là khu nước mía đối diện nhà hát Bến Thành. Vừa ngon vừa thoáng mát. Họp mặt cũng tốt, ngồi lâu cũng không bị đuổi, chỉ tội cái không có nhiều bàn. Để ý xem, mấy khu chuyên bán phá lấu ở Sài Gòn, từ bờ kè cho đến ngõ nghách Lê Văn Sĩ, đến cả quận 5 khu Đại Thế Giới cũng có xe mía đi kèm. Nước mía ngon, rẻ, là lựa chọn của nhiều người khi đứng giữa loại trà đá bằng nước không tên và các loại nước có gas chẳng bổ béo gì.

Nước mía siêu sạch

Dạo này người ta bán rau sạch, gà sạch, phở sạch… rồi mía cũng phải sạch luôn. Mía bình thường 2000đ/ly, mía siêu sạch tới 7000đ/ly nhưng uống rồi mới thấy là nó hoàn toàn xứng đáng. Đầu tiên là cái ly đẹp đẹp nè! Còn sạch thì khỏi nói luôn, mấy cây mía tước vỏ sạch sẽ ướp lạnh trong tủ đàng hoàng. 3 khúc mía + 1 quả tắc thì ra 1 ly nước mía siêu sạch. Sạch lắm, uống không có bị lợn cợn bã như nước mía 2000đ đâu. Chua cũng vừa phải, không ngọt quá không chua quá. Còn vị thì khá là phong phú. Có 8 vị: Tắc, lựu, dâu, chanh dây, vani, đào, bạc hà và táo. Mấy bình xirô mùi đẹp, xịt vào ly đá rùi rót nước mía vào, lắc đều, cắm ống hút vào cái phập, chờ xíu cho đá tan ra, mát mát… hút cái vèo là hết ngay một ly. Nếu bụng không no thì thế nào cũng phải uống thêm ly nữa, lựa mùi khác cho đỡ thòm thèm…

Nhiều người chê mía sạch này đắt, nhưng mía sạch và mua được sự yên tâm vì nhiều xe mía lề đường kinh hãi đầy những ruồi là trung gian gây bệnh. Chưa kể việc nhiều nơi ngâm ủ mía trong thùng nước đầy những viên đường hóa học với độ ngọt rợn người vào những đợt mía “bệnh”, không ngọt nhiều như trông đợi.

Nước mía sầu riêng

Có một thứ phải kể đến là món nước mía sầu riêng, 2500 đồng/bịch. Rất ngọt và rất thơm. Thơm mùi sầu riêng, uống ực một cái vị sầu riêng trôi qua cổ lúc khát sướng vô cùng. Vì có sầu riêng nên đương nhiên là không dùng chung với tắc, vị ngọt tăng gấp đôi, gấp ba, không có chất chua kìm hãm lại càng ngọt. Vị béo được tăng cường bằng những vốc dừa nạo kẹp chung với mía cây khi ép. Có dừa, vị béo của sầu riêng được tăng cường tối đa. Cơm sầu riêng chắc được quết chung với ít đậu xanh để trong tô bự. Dùng muỗng quẹt thẳng vào ly đá (hay bao nilon đá) chan nước mía có dừa nạo lên. Lắc lắc rồi uống. Thơm, ngọt, béo, đã khát là tất cả những gì mà dân đi đường xa cảm nhận sau từng ngụm nước. Mọi người uống xong sẽ liên tưởng tới xe nước mía ở Cách mạng tháng Tám – Bùi Thị Xuân rồi sau đó tiếc rẻ tặc lưỡi: đúng là không ngon bằng mía sầu riêng Củ Chi…

Có dịp ngang qua Củ Chi, đoạn từ Tây Ninh về cách Sài Gòn khoảng 30 cây số nhớ thử một lần cho biết vị ngọt béo chết người của thức uống kể trên nhé! Thật ra thì mấy chỗ mía siêu sạch cũng có cái nước mía sầu riêng đấy nhưng sầu riêng ít lắm, chỉ đủ thoang thoảng mùi thôi, chẳng thể nào “sướng” bằng giữa một chặng đường xa thưởng thức một ly mía vàng đầy phủ phê thứ trái gai góc nồng nàn mùi hương nhớ lâu như ở Củ Chi được.

Theo Báo mới

Trang phục cung đình triều Nguyễn

Khi biên soạn bộ điển lệ nổi tiếng của triều Nguyễn, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, các sử quan của triều đình đã dành quyển 78 và...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em...

Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Sài Gòn. Tọa...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Đừng lầm tưởng dùng thủ đoạn mưu lợi là thông minh hơn người

Người xưa giảng rằng, làm người không có công thì không nhận lộc, nhất định phải thành thật, không được lười biếng mà dùng thủ đoạn để mưu lợi. Bởi...

Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ

Theo dòng thời gian – Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), thống nhất các bộ lạc Mông Cổ lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm...

Để phiền não trở thành chuyện tích cực hơn

Nước mềm mại mới có thể chảy ra tới biển sâu, vậy nên làm người biết thay đổi tâm thái, chuyển hướng trong tâm thì chuyện xấu cũng ắt sẽ...

Quốc Hoa Trên Thế Giới

Quốc hoa là hoa biểu tượng của quốc gia. Không phải quốc gia nào cũng có hoa biểu tượng. Mãi đến năm 1986 tổng thống Reagan của Hoa Kỳ mới...

Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của...

Vài câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) một nhân cách lớn thời Nguyễn

Sách các tác gia Việt Nam thế kỷ XIX, ở Huế có hai ông hoàng con vua Minh Mạng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-11870) và Tuy Lý Vương...

Exit mobile version