Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh, Dạ Lan. Đầu thập niên 80, một trung tâm mới được thành lập dưới cái tên Trung Tâm Giáng Ngọc.

Lê Bá Chư là cháu ruột của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, xuất thân trong một gia đình văn nghệ, mấy anh chị em ai cũng biết đàn biết hát. Anh luôn làm trưởng ban văn nghệ ở các lớp học, từ trung học lên đại học, rồi trong hải quân anh cũng vẫn tiếp tục giữ vai trò điều hành văn nghệ. Thành cũng chẳng lạ khi sau 75, tại hải ngoại, anh là một trong những người đầu tiên tổ chức những chương trình dạ vũ thu hút giới trẻ những năm 1979, 80. Nhờ sự hưởng ứng nồng nhiệt từ những show đầu, Lê Bá Chư nhanh chóng tổ chức thêm nhiều dạ vũ từ vùng Santa Ana lên tới San Jose, thoạt đầu là mướn những thính phòng của các nhà thờ làm dạ vũ, fashion show. Nguyễn Cao Kỳ Duyên vào những năm 79, 80 cũng là một trong những model của các chương trình này.

Vào năm 1979, anh hợp tác với nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan làm tờ báo Đời và tuần báo Dân Chúng trong vai trò Tổng thư ký. Sau đó anh cộng tác với Nguyên Sa ra những cuốn băng nhạc cassette đầu tiên là “Áo Lụa Hà Đông“, “Trăng Sáng Vườn Chè“… rồi cuối cùng là thành lập Trung Tâm Giáng Ngọc vào khoảng 1981, 82.

Đây là thời kỳ huy hoàng của băng nhạc việt Nam, lúc đó còn là băng cassette tape. Thời đó, đa số dân tị nạn ở quận Cam đã có đủ phương tiện sinh nhai ổn định, nhà xe vững vàng. Nhu cầu văn nghệ lên cao hơn bao giờ hết mà ca sĩ thì không có nhiều, băng nhạc mới lại càng không có. Nhiều ca sĩ đã vươn lên, thành danh rực rỡ vào thời kỳ này nhờ bàn tay phù phép của những người như Lê Bá Chư. Nếu bây giờ các trung tâm băng nhạc nghe đến những con số băng bán ra vào thời đó chắc phải khóc thét lên.

Những cuốn băng đầu tiên Lê Bá Chư và Trung Tâm Giáng Ngọc làm là Huế 1, 2 và 3, Tiếng Hát Hà Thanh, v.v. khá thành công. Nhưng phải đợi đến khi phong trào nhạc trẻ bốc lên thì mới có những cuốn băng nhạc “hot” đầu tiên của Giáng Ngọc. Băng nhạc New Wave GN 6,7,9 có số bán 40, 50 ngàn cuốn mỗi băng nhờ các cộng đồng tị nạn khác là Lào, Campuchia ủng hộ mạnh mẽ vì khoái nhạc new wave. Sau đó, với sự xuất hiện của Linda Trang Đài, số bán còn khủng khiếp hơn: 100 ngàn cuốn.

Đến lúc ông vua nhạc quê hương Tuấn Vũ xuất hiện. Với công “lăng xê” Tuấn Vũ, Lê Bá Chư được đền bù xứng đáng khi băng nhạc đầu tiên của tiếng hát này do Chư và trung tâm Giáng Ngọc thực hiện bán tới 180 ngàn cuốn.

Lê Bá Chư nói: “Thời đó cứ mỗi tuần là phải gửi đi 250 cuốn băng Tuấn Vũ. Đó là vào năm 1984. Làm trung tâm Giáng Ngọc ròng rã 10 năm, tôi cứ đều đều ra 2 cuốn băng mỗi tháng“.

Ngọc Lan là “con gà đẻ trứng vàng” thứ ba của Giáng Ngọc. Băng đầu tiên “Người Yêu Dấu” của cô có số bán ngang ngửa với Tuấn Vũ. Kế tiếp đó là tiếng hát Đon Hồ cũng thành công không kém.

Vào những năm 88, 89, phong trào CD ra đời đánh dạt băng cassette. Lê Bá Chư cho biết: “Chị có thể tưởng tượng thời đó CD Người Yêu Dấu của Ngọc Lan được bán với giá 25 đồng 1 dĩa mà vẫn bán cả mấy ngàn cuốn. Thời đó cứ trung bình tôi ra 1 CD mỗi tháng“.

Ngoài việc sản xuất băng nhạc với những tiếng hát mới lừng lẫy, Lê Bá Chư còn làm bầu show và MC trong rất nhiều show nhạc tổ chức tại hơn 33 tiểu bang trên nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Hễ nơi nào có người Việt, ở đó có bầu Lê Bá Chư làm show.

Lê Bá Chư cho biết bí quyết của anh là không ngại tốn kém bỏ ra thật nhiều chi phí để quảng cáo, thuở trước hoàn toàn là báo chí, bây giờ có thêm truyền thanh, truyền hình. Anh cho rằng “media” đóng vai không nhỏ trong những thành công của anh. Đa số những “con gà” của anh đã tìm đến anh khi chứng kiến sự thành công của những show nhạc anh làm. Như Tuấn Vũ lúc đó đã ra một cuốn băng nhưng không thành công mấy. Lê Bá Chư đã góp ý và lựa bài hát thích hợp cho anh, kết quả là Tuấn Vũ đã thành công vượt bực, là ông vua không ngai của loại nhạc quê hương vào những năm 80. Ngọc Lan cũng vậy, cô được một người bạn giới thiệu với Lê Bá Chư sau khi đã ra một cassette. Và sau đó là “history”. Ngọc Lan trở thành tiếng hát được yêu chuộng nhất trong những thập niên 80, 90.

 

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

100 chân lý bất biến của cuộc đời

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Toàn cảnh trận đánh mở ra kỷ nguyên tàu ngầm của thế giới

Trận hải chiến quyết định tương lai của hạm đội tàu ngầm: trong vòng một giờ giao chiến, đã có 1.459 thủy binh Anh thiệt mạng, tức là gấp gần...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Về Ca Khúc ‘Thư Ngoài Biên Trấn’ (Lời Tình Viết Vội) Của Nhạc Sĩ Giao Tiên

  “Bao năm xuôi ngược khắp miền hành quân ngày đêm Gian lao nhưng lòng vẫn nặng tình yêu núi sông Cho nên nhiều khi biết người yêu nhớ trang...

Ai…hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Cuộc sống bụi đời Sài Gòn

Từ những đêm ngày lang thang cùng người sống bụi đời ở Sài Gòn, PV Thanh Niên ghi lại những góc khuất, mảnh đời chìm nổi, sống lây lất… Mỗi...

Cuộc đời sóng gió của tiến sĩ Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, nổi tiếng với giai thoại xin đi tù thay cha khiến hậu thế thán phục. Dù làm quan,...

Exit mobile version