Tương tư (tiếng Anh lovesickness) là phiên âm Hán Việt của từ 相思 (đọc là xiāngsī) nghĩa là nhớ nhau. Ai đã từng đọc thơ Nguyễn Bính hẳn phải “nằm lòng” hai câu thơ này:

Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Quả đúng vậy, ai đã yêu lại không có những phút giây thương thương nhớ nhớ người yêu đang ở nơi xa? Cảm xúc ấy người ta gọi là tương tư . Vậy tương tư có xuất xứ  từ đâu?

Hình ảnh tương tư bắt nguồn từ điển tích sau:

“Sông Tương vốn phát nguyên từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đổ vào hồ Động Đình. “Tương tư”, “sông Tương”  là hình ảnh của hai người yêu nhau nhưng phải xa nhau và thương nhớ về nhau.

Xử trí ra sao khi con trai thầm yêu cô giáo?

Vào đời Chu, ở vùng sông Tương, ông già họ Lương có cô con gái xinh đẹp tên là Lương Ý. Chàng thư sinh họ Lý nổi tiếng văn hay chữ tốt đến trọ học và đem lòng  yêu say đắm Lương Ý. Biết chuyện con gái yêu Lý sinh, Lương công nổi giận không cho Lý sinh trọ học nữa. Khi xa vắng nhau, Lương Ý thương nhớ  và làm bài “Trường tương tư”  nhắn gửi người yêu:

“ Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Cùng uống nước sông Tương
Song chẳng được gặp nhau”

Biết rõ nỗi lòng con gái, Lương công đã cho phép Lý sinh lấy con gái khi chàng nhờ người mai mối đến cầu xin lấy nàng”.