Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế Vĩnh đã tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội.

Sang đầu năm 2020, họa sĩ này trình làng rất nhiều bức chân dung của những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, là những người đã có đóng góp lớn cho nền văn nghệ miền Nam rực rỡ một thời, mời các bạn xem lại sau đây.

Nhạc sĩ Trúc Phương
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh chia sẻ về sự ra đời của bộ tranh chân dung độc đáo này là sau khi trải qua nhiều biến cố lớn của cuộc đời, từ việc gia đình đổ vỡ, đến việc bị mất đi 2 người mà anh thương yêu nhất. trong 2 tháng anh không vẽ nữa trong tâm trạng chán nản và đau buồn. Thời gian này anh đọc kinh, đọc sách và nghe nhạc, và tìm hiểu về cuộc đời của những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam, khởi đầu là Bùi Giáng và Tô Thùy Yên.

Xuất phát của bộ tranh này là sự đau khổ. Càng đọc những áng văn chương xưa, anh càng cảm nhận sự đồng điệu giữa cuộc đời mình và cuộc đời buồn của những văn nghệ sĩ tài hoa năm xưa. Đời sống nghệ sĩ phải chấp nhận đau khổ, và từ cái đau khổ đó, họ có chất liệu để kể câu chuyện của mình.

Những chia sẻ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh có thể làm cho công chúng yêu nhạc, yêu thơ trước 1975 có thể phải ngẫm nghĩ lại. Có lẽ số mệnh đã làm những văn nghệ sĩ tài hoa của Sài Gòn mang cuộc đời buồn nhiều hơn là vui: Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Phạm Đình Chương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…

Chân dung họa sĩ

Điểm đặc biệt trong tranh của Trần Thế Vĩnh là những mảng màu lớn và những nét chấm phá ngệch ngoạc đặc trưng, tưởng chừng đó chỉ là nét vẽ linh tinh nhưng lại là nét đắt nhất của tác phẩm, hình thành 1 cá tính cho bức tranh. Họa sĩ cho biết để đạt được điều đó, người nghệ sĩ phải biết buông, biết chấm, biết phá và biết thả. Đó chính là bản lĩnh.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Nhạc sĩ Văn Cao
Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
Nhạc sĩ Lam Phương
Nhạc sĩ Vũ Thành An
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Nhạc sĩ Xuân Tiên
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng
Nhạc sĩ Cung Tiến
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Y Vân (tuy nhiên nguyên mẫu của hình này là nhạc sĩ Y Vũ)

Những hình vẽ thi sĩ nổi tiếng khác của miền Nam:

Vũ Hoàng Chương
Bùi Giáng
Cung Trầm Tưởng
Tô Thùy Yên
Nguyễn Tất Nhiên
Đinh Hùng
Hữu Loan
Du Tử Lê
Thanh Tâm Tuyền
Nguyên Sa

Tiếng Việt ngày nay bá đạo vãi lúa

Tiếng Việt có ba từ chỉ mức độ cao hay được dùng là rất, quá, lắm. Vừa qua, xem chừng chưa diễn tả được hết mức độ nên thêm cực...

Những tấm ảnh độc về người nghèo ở Sài Gòn năm 1965

Sài Gòn thường được nhắc đến như một “Hòn Ngọc Viễn Đông” với những đường phố, biệt thự hào nhoáng nhưng song song với sự phát triễn của thủ đô...

Ông vua Tango Hoàng Trọng – Một thời tiếng Tơ Đồng

Thế kỷ 20 qua đi, mang theo nhiều vì sao trong vòm trời âm nhạc Việt Nam, vĩnh biệt thế gian nhưng dư âm nhiều tình khúc bất hủ vẫn...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Một thời xe điện lang keng

Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 1

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Cơm vua và bài học văn hóa

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Chúc thư là gì?

"Chúc" là lời dặn dò, phó thác. "Chúc thư" hay "Di chúc" là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. Chúc...

Ngọ Phạn Điếm

Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái...

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận...

Những đồng tiền may mắn trên thế giới

Ở Nhật, mọi người thường bỏ đồng 5 yên vào ví để luôn được rủng rỉnh tiền bạc, còn Singapore luôn mang theo đồng 1 đôla may mắn bên mình...

Exit mobile version