Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ophelia cứ một hai – Có hương thảo có nhớ thương

Tất cả bắt đầu bằng món gà ướp lá hương thảo nướng ở cái quán nhỏ trong một con hẻm bên kia cầu Lê Văn Sỹ. Không gian này đã thay đến ba bốn đời chủ – mỗi quán bán mỗi thứ. Nhưng đến “Gà nướng ò ó o” này có lẽ sẽ trụ dài hơi.

Rosemary – loài sương biển

Nghe hương thảo nên tôi tìm đến. Đó là thứ gia vị nứt tiếng ở xứ Địa Trung hải, có tên là rosemary. Nghe nói tên loài cây trường sinh này – nói vậy chớ để trong nhà lạng quạng là chết ngắt – được dùng đặt tên nhiều cho quý cô, bà, vì tự bản thể loài cây chất chứa trong nó nhiều huyền thoại. Vốn tên của loài cây có nguồn từ tiếng Latinh nghĩa là sương biển. Thần thoại kể rằng sương biển đã bao phủ lên người nữ thần Hy Lạp Aphrodite khi nàng sinh ra từ biển – từ tinh dịch của thần Uranus. Về sau người La Mã photocopy phiên bản này thành nữ thần Venus.

Món gà ướp lá hương thảo nướng. Ảnh: Ngữ Yên

Thời Trung cổ, ở châu Âu, rosemary có trong các nghi thức đám cưới. Cô dâu đội một vòng rosemary và chú rể cùng khách dự tiệc tất cả đều đeo một nhánh rosemary. Và nó tượng trưng cho sự mị hoặc của tình yêu. Ngoài ra nó còn là biểu tượng cho nỗi nhớ, niềm thương nhớ. Nàng Ophelia trong vở Hamlet của Shakespeare từng nói: “Có hương thảo là có nhớ: nguyện cầu, yêu thương, tưởng nhớ.” (Hamlet, iv.5.)

Một nghiên cứu gần đây đã dí dỏm xác định là Shakespeare có lý. Hương thảo làm cho người ta nhớ dai thiệt. Các chuyên gia dùng bốn giọt tinh dầu hương thảo cho vào một cái quạt khuếch tán hương khắp căn phòng thử nghiệm trong năm phút trước khi để cho những tình nguyện viên tham gia vào phòng để test trí nhớ đối chứng với nhóm ở trong phòng không có xông tinh dầu. Kết quả là trí nhớ của nhóm trong phòng có tinh dầu trội hơn nhóm không 60-75%. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Northumbria ở Newcastle, Anh Quốc, trong máu của những người hít hương của hương thảo lượng 1,8-cineole cao hơn đáng kể so với những người không hít, giúp họ có sức tập trung cao hơn. 1,8-cineole là hợp chất có liên quan đến sự tập trung chú ý.

Hương thảo vào bàn ăn Việt

Hương thảo gần đây đã nhập vào Việt Nam và sinh sôi như là thứ cây kiểng, cần thì ngắt lá làm gia vị ướp thịt nướng, thịt rôti khá ư là tiện lợi. Nó làm cho ta mường tượng như đã đem những giọt sương biển Địa Trung hải về thật gần nhà. Nó làm ta nhớ đến bức tranh đản sinh thần Vệ nữ của Sandro Botticelli – da thịt nàng thần sexy làm xám xịt cả vùng biển. Và từ nhỏ tới lớn tôi nhớ hoài bức tranh này, được học trong môn Histoire năm sixième ở trường trung học, có phải sự hiển linh của hương thảo thông qua Vệ nữ thịt da ngồn ngộn?

Ngoài tác dụng làm thuốc bồi bổ trí nhớ, hương thảo khá là bá đạo trong ẩm thực. Ướp món mặn cũng được mà món ngọt càng được hơn. Người ta có thể dùng các nhánh hương thảo ngâm trong dầu ôliu, để có hủ dầu thơm làm các món salad. Hoặc trộn với bơ mềm phết lên bánh mì. Cho vào nước ướp khi nấu thịt gà. Gia vào tương ớt. Các món bíttết, áp chảo, nướng, chiên càng đắc địa với lá hương thảo. Rắc lên các lát cá khi ăn. Cho vào khoai tây chiên cũng OK.

Với món ngọt như nước quít đường để lạnh sau khi sên quít đường lên cùng với lá hương thảo. Các thức uống khác đều xài được. Ăn lá rosemary chung các loại trái cây chín mềm.

Nhưng con gà nướng hương thảo một buổi chiều tuần trước ở cái quán nói trên cố ngửi hoài mà không nghe mùi hương thảo. Hỏi xin một lá hương thảo, cô phục vụ giải thích: dạ gà nướng ở Lê Quang Định (Gò Vấp) rồi đưa xuống đây chỉ làm nóng lại thôi. Ở đây nướng gà hàng xóm rầy.

Thôi rồi, về đến quận 3, hương đã bay mất, mà thảo chẳng thấy đâu. Chỉ còn nhớ cái giá. 139.000 đồng một con gà tam hoàng nướng khá là dễ chịu trong cái buổi thời mà mũi tên tăng trưởng cứ gục đầu xuống như cô dâu ra đường. Có phải vậy mà quán đông thật? Lại phục vụ không tồi. Mỗi tối có khi một bàn trong quán quay đến ba vòng khách. Toàn là teen. Họ ăn vóc dữ lắm. Thường thường hai người “trị” hết cả con gà – may là gà Việt nhỏ con như người bản xứ. Mà cũng chưa hẳn, anh chàng mập ngồi muốn chết cái đẩu nhựa thấp ở bàn bên kia lớn tiếng khoe: “Bữa trước sáu người ăn hết bốn con gà.” Quá vóc!

Chưa kể các teen còn xơi nào xúp, nào xôi. Cái hệ quả của ăn vóc, thì ông bà ta kết luận là học hay. Xin cho được như vậy (Amen)!

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống...

Giao thương hàng hải ở Việt Nam cổ đại

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại...

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Ba bài học quý giá từ cây tre

Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Ai là phản chúa?

Theo Kinh Thánh nói, trước khi đức chúa Jésus-Christ lại đến thế gian (có tiếng riêng là “tái lâm”), thì có Anti-Christ đến, – Anti-Christ dịch ra tức là kẻ...

Ba Tàu nghĩa là gì?

Ba tàu là cách gọi thiếu thiện cảm của người Việt đối với người gốc Hoa ở Việt Nam. Từ đầu thời kỳ Bắc thuộc (tức thế kỷ thứ 3 trước...

Người Miêu: Lịch sử của một dân tộc lưu vong

Qua cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam, sự liên hệ của các sắc tộc miền núi đã đóng một vai trò không kém phần quan trọng, thường được báo...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương tám: Ân tứ

Sau khi thi đỗ, các tân khoa Tiến-sĩ được vua ban thưởng rất hậu. Ngay từ đời Trần đã được ban áo xiêm, đãi yến, được cưỡi ngựa đi xem...

Càng già càng nhớ Mẹ

Mẹ ơi! Khi viết những dòng chữ hư ảo này gửi vào thinh không, con đã tám mươi tuổi rồi và xa mẹ đã ba mươi năm hơn. Ba mươi...

Exit mobile version