Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quán điện thoại công cộng

Xã hội càng hiện đại, thông tin liên lạc càng phải tiện lợi, nhanh chóng và phủ càng rộng càng tốt. Sài Gòn cho đến năm 1963 có số máy điện thoại, bao gồm cả nhà nước và tư nhân là 6.000 thuê bao. Số máy đó không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong một thành phố đang phát triển chỉ mới chín năm sau thời kỳ Pháp thuộc.

Nắm bắt được tình trạng đó, bên cạnh thuê bao tư nhân, chính quyền Sài Gòn đã có chủ trương phát triển mạng lưới điện thoại công cộng trước đó chưa có. Đầu năm 1963, Nha bưu điện Sài Gòn cho khánh thành 50 máy điện thoại công cộng trong kế hoạch tổng thể là trang bị 300 máy trên toàn thành phố. Một nhà thầu đã xây cất các Kiosque điện thoại vuông vức, xinh xắn trên một số con đường, góc phố gọi là Quán điện thoại công cộng. Mỗi Quán có một nhân viên trông nom, đặt một máy điện thoại. Nhân viên phụ trách bán đồng jeton để sử dụng điện thoại. Phần diện tích còn lại nhà thầu được phép bán các loại hàng hóa nhập ngoại, trừ hàng ăn.

Toàn bộ chi phí của kế hoạch do nhà thầu chịu. Bù lại họ được quyền khai thác trong mười năm nhưng vẫn phải đóng phí khai thác cho Nha bưu điện là 150 ngàn đồng thời ấy. Sau mười năm, các trạm điện thoại này sẽ thuộc quyền sở hữu của Nha bưu điện.

Các máy điện thoại này do hãng LM. Ericsson sản xuất, chỉ có thể liên lạc với các máy trong các hệ thống Sài Gòn và Sài Gòn – Chợ Lớn. Người có nhu cầu gọi sẽ mua một đồng giơ-tông 5 đồng, tương đương một đơn vị điện đàm trong nội thành, bỏ vào máy trước khi quay số. Gặp trường hợp máy bên kia bận chưa trả lời thì đồng jeton vẫn nằm yên, khi đầu dây bên kia nhấc ống nghe đồng này mới rớt xuống khay, tức đã được sử dụng. Đồng jeton bằng kim khí tổng hợp này được đặt làm từ nước ngoài.

Vị trí các quán điện thoại là một danh sách dài, chúng tôi xin nêu một số nơi tiêu biểu trong số 50 quán điện thoại được lắp đặt:

Công trường Lam Sơn, phía sau trụ sở Quốc hội (nay là Nhà hát TP.HCM), ngang chỗ để xe và gần góc đường Hai Bà Trưng.

Đường Gia Long (Lý Tự Trọng) bên cạnh và bên ngoài cổng Bệnh viện Grall (Bệnh viện Nhi đồng 2).

Đường Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi), gần góc đường Tự Do (Đồng Khởi).

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên trái cổng vào Thảo Cầm Viên.

Bến Bạch Đằng, phía bờ sông, bên cạnh vườn chơi trẻ em, gần cây xăng cột cơ Thủ Ngữ.

Đại lộ Lê Lợi, sau Bộ công chánh, bên cạnh trạm xe buýt.

Bến Chương Dương, gần góc Pasteur, phía trước Ngân hàng Pháp Á. Đường Hoàng Diệu, gần góc đường Trịnh Minh Thế (quận 4), trước nhà só 3.

Đại lộ Trần Hưng Đạo, trước nhà số 15.

Đại lộ Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) gần góc đường Trần Hưng Đạo, bên só lé.

Đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ), trước Bệnh viện Bình Dân. chỗ để xe đạp.

Đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám) khu Chợ Đũi, trước quán Mai Đơn, cách góc đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần) 40 mét.

Đại lộ Chí Lăng (Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh), gần góc đường Lê Văn Duyệt (Đính Tiên Hoàng) cạnh trạm xe buýt ngang tòa hành chánh (UBND quận Bình Thạnh).

Đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ), gần cổng vào Bệnh viện Cơ Đốc, ngang cây xăng Shell.

Đại lộ Khổng Tử (Hải Thượng Lãn Ông), gần sân vận động Lệ Chí, trước nhà số 266.

Đại lộ Thuận Kiều, bên phải Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đường Hùng Vương, bên trái cổng vào Bệnh viện Hồng Bàng.

Chợ Trần Quốc Toản, trước sân chợ và sát lề đường Trần Quốc Toản. Chợ Xóm Củi, giữa sân chợ, đường Tùng Thiện Vương.

Đường Huỳnh Thoại Yến (Nguyễn Hữu Thận), cửa bắc chợ Bình Tây V.V…

Hệ thống quán điện thoại này giúp cho cuộc sống người dân Sài Gòn trước đây tiện lợi biết bao trong đời sống thường ngày, hoạt động làm ăn buôn bán. Đến nay, chúng ta không còn thấy bất cứ vết tích nào của các quán điện thoại công cộng những năm xưa, cách nay hơn nửa thế kỷ.

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Kiểu người gặp được nhất định phải trân quý

Một người thực sự có trình độ là người không chỉ có năng lực mạnh mẽ để làm các việc, hành động nhanh chóng, mà họ cũng còn phải biết...

Vài Nét Tương Đồng Thú Vị Về Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Thế Giới

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những...

Vẻ đẹp của phụ nữ Sài Gòn xưa trong tà áo dài

Tà áo dài truyền thống của Việt Nam dù ở thời điểm nào cũng mang nét đẹp tinh tế và duyên dáng. Áo dài là trang phục truyền thống gắn...

Thập đại mỹ nhân trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Mỹ nhân thì bao giờ chẳng có. Ngay trong cuộc sống của chúng ta, hàng năm vẫn có những cuộc thi bình chọn hoa hậu, người đẹp thời trang, diễn...

Hủ tíu sáu có – Câu chuyện nhân văn sâu sắc thấm đẫm tình người

Tôi hαy đi xe ôm một αnh này, tôi đoán nó tɾạc tuổi tôi vì tɾông nó lαm lũ già cả, nhưng nó nói em nhỏ hơn αnh chắc luôn,...

60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn thập niên 1960-1970

Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa đô hội, sôi động bậc nhất của khu vực. Những hình ảnh về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông của...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào. “Vang bóng một thời”...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Exit mobile version