Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái thân lưu lạc, xã hội ăn chơi đã biến tôi quá mau, trở nên gian ngoan gần như “bán trời không chứng”, việc gì cũng dám làm, và vạn sự khởi đầu chỉ vì lòng ham muốn không dằn và vì mê có một cây kiềng vàng chạm như đã thấy trên cổ cô chủ sự vợ Tây đoan mà ra cớ đỗi như vầy.

Hỏi: Đàn bà đẹp là cái thá gì?

Thưa: Đó là con vật có hai chân, khi bất đầu làm quen, thích xưng em ngọt xớt, nhưng khi bắt hồn sanh người quân tử được rồi, lại chỉ mong trèo lên đầu lên cổ, ngồi chềm chệ trên chóp bu, làm ông làm cha chưa đã và cái sở thích ngày xưa là tiếng xé lụa của nàng Bao Tỉ, ngày nay là toan đập đổ bất cứ cái gì trước mắt, dẫu chắc như xi măng cốt sắt nhà lầu, bền dẻo sắt thép như ô tô kiểu Mỹ, hoặc sơn son thếp vàng tưởng là thiên niên như ngôi vua ngoài ấy: “Hai quả núi vàng pha núm tuyết, một khe hang nước nức mùi hương” chỉ bao nhiêu ấy đủ khuynh gia bại sản.

Tâm hồn của tôi ngày nay tuy còn đục xà ngầu như lu nước sông chưa lóng phèn, nhưng sao lại khắc khoải vẫn nhớ cánh u tịch nơi nhà tía má tôi năm xưa ở Rạch Gầm. Nhà là lá, cột là cột tràm, nhưng nay tôi quý hơn góc lầu Paris tráng lệ nầy. Ba căn không lớn, căn giữa chừa làm nơi thờ phượng ông bà, giang san sự nghiệp chỉ có cái tủ thờ bằng gõ mật, để trơn bén không chạm trổ nhưng bóng láng như gương soi, và một bộ ván ba, nghe nói ông nội tôi đi làm rừng trên Tánh Linh, thả bè theo sông đem về một súc, cưa rả ra nhờ tay khéo của bạn, đóng được hai món nầy truyền lại tía tôi, nâng niu hơn châu ngọc. Chái bên đông bốn mùa mát mẻ, chiếu lác vạt tre thông thoáng là chỗ nghỉ lưng của gia đình; chái hướng Tây, chiều trời nóng hực thì lấy làm bếp nấu ăn.

Nhưng tôi thích nhất, không phải phía mặt tiền day ra Sầm giang; sông sâu nước chảy, mà lại thích mặt háu, ngó ra đồng ruộng bao la. Nhà tía tôi ở gần nhà ông Cả Tâm, bà con với ông Chủ Trước có trường gà nức tiếng Sông Tiền, tỏi nay vẫn thỉnh thoảng bồi hồi nhớ chái nhà sau cách nhà độ một dặm hú là một ngôi chùa cố, cứ chiều chiều ngồi canh nồi cơm lửa rơm, tôi thường dựa lưng vào vách thả hồn lâng lâng. Ngoài xa kia chì nghe văng vẳng tiếng chó báo khách, bỗng đâu một hôi chuông chẫm rãi đưa đến lỗ nhĩ. Ban đầu là mấy tiếng trong trẻo như xé phanh buổi hoàng hôn tịch mịch, tiếp theo là một khoảng lặng lẽ đến nghe được tiếng ruồi muỗi bay, kế đến là một hồi não bạt tiếng mất tiếng còn y như tiếng nhạc nghe trong giấc chiêm bao, rồi khởi sự là một tiếng gõ trong vắt bắt qua những tiếng gõ khác dập dồn. Giọng kinh đều đều, phát âm nghe thật não nuột khi hạ xuống khi cất lên, không khác tiếng gọi thiêng liêng từ non Bồng nước Nhược nào đưa đến, như nước chay trong suối mơ, không còn gì là dục vọng, nhục tình, một giọng kinh thật ru hồn êm dịu. Bao nhiêu niềm đau thương trên thế, bao nhiêu khổ cực dưới trần, đều quên mất, chỉ còn lại một niềm bác ái vô biên, dẹp hết phong trần đấu tranh, miên được tịnh tâm giữ bồn xa cõi tục. Không van xin, không ham muốn, chỉ còn sức chịu đựng và một niềm thứ tha. Khi ấy tôi nửa say nửa tỉnh, ai dám nói xứ mình không nên thơ, và tại sao tôi không tiếp tục ở nhà tía má tôi, để nửa đời phiêu bạt, chưa biết bờ bến là đâu như hôm nay vầy? Ấy cũng chỉ vì mê một cây kiềng vàng chạm.

Hôm ấy, tôi đang ngồi giặt áo mé sông trước nhà. Bỗng một chiếc ghe có mui như ghe thầy cai tổng dùng đi hầu lệ và sơn trắng phếu, chèo ngay lại gần chỗ tôi ngồi và cặp bến. Vừa ghé xong, thấy hai người lính với một ông Tây nhảy lên bờ và xăm xăm hưởng nhả chú Phó lý, ở thân trên nhà tía tôi một đỗi. Thôi rồi, tôi biết nhà chú Phó lý thường đặt rượu lậu, vì tía tôi hay sai tôi đến đó mua rượu đem về, nay có ai mách, nên Tây đoan lại xét bắt chớ không có chuyện gì khác. tôi đang nhìn xem sửng sốt, kế thấy trong mui ghe chun ra một cô dong dảy người, mặc áo bà ba trắng vải ba-tích (batiste) bó sát da, dưới mặc quần lãnh Tàu láng mượt, mặt mày cô trắng như bột, trông lịch sự quá chừng quá đỗi, mà hấp dẫn nhứt là chiếc kiềng vàng cô đeo nơi cổ. Cha chả! Cấy kiềng nó chói mắt làm sao? Tôi nhìn cô trân trân… Đã ngót mấy tháng nay, tôi to nhỏ nài nỉ má tôi, đòi chằng chằng ngày đêm mà chưa có cây kiềng vàng chạm. Nội làng tôi chỉ thấy con gái thầy cai có một cây, nên tôi muốn lắm, đêm nào tôi cũng chiêm bao cứ thấy cây kiềng hoài, nhưng kiềng của con ông cai, tuy vẫn chạm nhưng nào có khéo như cây kiềng trên cổ cô nầy? Nhắm không đeo bàng phân nửa. Cây nầy chẳng biết chạm kiểu gì mà nó sáng rơ, chói loà, ngó vô thật là choá mắt. Tôi đang nhìn và suy nghĩ vẩn vơ, bỗng nghe tiếng cô phát lên cưởi mà khen tôi rằng: “Con nhà ai, khéo đẻ, dễ thương quá! Em lại đây cho qua hỏi thăm đôi chút”. Nghe mà mừng quýnh, tôi không đợi cô nhắc hai lần. Cô mời tôi xuống ghe kẻo nắng. Tuy gái vườn, chớ thuở nay tôi không nhát như chị em bạn gái khác. Thêm cây kiềng nó xúi giục, tôi hết biết sợ là gì. Tôi cố ý ngồi khít bên cô để xem cho mãn nhãn.

Vừa nước vô tới khoang, cô lấy nước trà nóng ra mời và lấy bánh Tây ra ép tôi ăn. Song trong bụng hơi khớp, tôi không nuốt vô, chỉ thấy cô sờ soạng vuốt ve tôi làm nổi ốc cùng mình… Mùi dầu thơm cô xức thật là bát ngát, nó nhẹ nhàng, làm cho tôi càng mê mẩn tâm thần. Cô thấy tôi ngó sửng cây kiềng, vụt hỏi: “Bộ em muốn lắm sao?” Tôi bèn thú thật: “Đã mấy tháng nay, tôi xin mãi mà má tôi chưa cho”. Cô mới hỏi tôi con của ai, cha mẹ làm nghề gì. Rồi cô cởi cây kiềng đang đeo nơi cổ, cô choàng tay lấy đeo vào cổ tôi, lại lấy gương soi nhỏ trong xách tay cho tôi mặc tình ngắm nhìn. Bây giờ tôi mới rõ vì sao mỗi lần tôi đi chợ, Hai Truyện, Ba Sách liếc ngó thì thầm, và đám đàn em Năm Xuân, Sáu Đồng buông lời chọc ghẹo. Nhớ tía má tuy nhà nghèo nhưng không thiếu nợ, tía má cưng, khỏi dang nắng cấy gặt, chỉ cho làm việc vặt trong nhà, da tôi thẳng, không dồi phấn mà hơn xa da cô nầy đã quá nửa chừng xuân, ngực tôi không độn mà no tròn đẩy áo nịt gần muốn đứt, không như ngực cô đã xệ quả mướp, tôi mảng tưởng tượng chỉ thấy cây kiềng vàng chạm trên cổ, mơ màng nhớ đâu mình đã thành tiên, bỗng nhớ lại không phải được đeo cây kiềng nầy mãi mãi, từ tiên hoá ra con nhỏ giặt áo: cho em nó, thau đồ giặt còn tươm bọt xà bông, nhớ đến đó, vụt nước mắt từ đâu sa ròng ròng giọt giọt. Cô chủ sự, cô xưng như vậy, không ngớt lời khuyên giải: “Em đừng buồn. Nếu em muốn, hãy tìm qua qua tính cho. Vậy bữa nào, em đi chợ, hãy ghé nhà, đừng ngại. Nhan sắc em như vầy, lo chi không có đồ bắc kế. Thật tình mới biết mà qua thương em lắm. Nhà qua ở gần công-xi (công ti) rượu, qua khỏi nhà lồng chợ một đỗi. Để bữa em ghé, qua sẽ tính cho”. Thiệt là lời ăn tiếng nói của cô nó ngọt ngào làm sao. Trong bụng tôi mừng đến đánh trống chiến, trông ngày trông đêm, trông cho mẹ mau mau sai đi chợ Mỹ (Mỹ Tho), để ghé nhà cô nầy xem cô tính chuyện gì. Chuyện trò chưa dứt, bỗng nhớ ba đồ giặt, phần sợ má tôi thình lình kiếm tôi ra đây bất tử, thì không xong. Tôi lật đật nói ba câu từ giã leo lên bờ, bươn bả ôm thau đồ không cần sạch, bước lên nhà thoát thoát.

Chuyện “ngự thiện” của các vua nhà Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều nhà Nguyễn. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), lại làm...

Về địa danh Hà Nội

Địa danh “Hà Nội” có từ bao giờ và do ai đặt ra? Có phải là do Pháp? Trung Quốc có địa danh “Hà Nội” hay không? Địa danh Hà...

Con tuấn mã Nê Thông của vua Trần Duệ Tông

Nê Thông là con ngựa của vua Trần Duệ Tông, một con tuấn mã cực kỳ hiếm hoi. Nó là con ngựa mà nhà vua đã cưỡi khi thân chinh...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 1

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Chuyện uống rượu ở Huế xưa

Từ bao đời nay, rượu luôn là thứ thức uống hấp dẫn bậc nhất đối với đàn ông, từ bậc đế vương cho đến hạng thứ dân. Rượu với vua...

Chữ Việt gốc Pháp trong ăn uống

Người Tàu âm chữ France tức nước Pháp ra 3 phần: F, ran, ce. Như đã nói, trong ngôn ngữ Tàu không có âm “R”, và họ dùng âm “L”...

Truyện chưởng – Một thời làm mưa làm gió

Ở miền Nam khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Đọc lại bài thơ “Đôi dép” – Bài thơ đáng yêu trên mạng một thuở

Bài thơ đầu anh viết tặng cho em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết...

Kiến trúc khác lạ thuở sơ khai của Dinh Độc Lập

Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Exit mobile version