Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trò chơi trẻ con thời xưa

Cho tới những năm 80, 90 của thế kỷ trước, những trò chơi dưới đây vẫn rất phổ biến. Ngày nay, khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cảnh những em bé hồn nhiên trong các trò chơi này đã hiếm dần. Mời độc giả cùng ngắm nhìn lại những trò chơi của ký ức xưa cũ đó.

Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi vui nhộn.
Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca: Một mốt, một mai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề…Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát: Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…
Trò chơi con quay của các bé trai.
Trò rải ranh là niềm ưa thích của con gái mỗi giờ ra chơi.
Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé.
Cánh diều tuổi thơ ngày xưa thường được làm từ khung tre, dán giấy vở học sinh, giấy bao xi măng và dính bằng cơm nguội.
Những tàu lá cau già cỗi, rụng xuống đất được người dân quê dùng làm quạt mo và trở thành xe kéo của trẻ em thời bấy giờ.
Các bạn nhỏ say mê với trò chơi cờ tướng bên vỉa hè.
Tuổi thơ vui của những đứa trẻ chơi bài quẹt nhọ nồi.
Những cuốn truyện dù cũ nát vẫn được các thế hệ truyền tay nhau đọc với sự say mê không hề giảm.
Ném lon là trò chơi vận động hấp dẫn một thời.
Đến mùa cò ke, đám trẻ lại rủ nhau đi hái từng chùm về làm đạn, cho vào ống tre rồi bắn. Cò ke vừa cứng, vừa có nhựa bắn vào rát bỏng tay, khiến đám con gái cứ nhìn thấy đám con trai cầm ống thụt cò ke là rủ nhau chạy trốn.
Những cây súng làm từ cuống của tàu lá chuối trong trò chơi trận giả luôn khiến trẻ em thời ấy say mê.
Chơi bóng nước sau mỗi buổi chiều chăn trâu.
Trẻ con thời trước, chỉ đợi đến khi có những cơn mưa rào là lại rủ nhau cởi trần, chạy khắp đường làng, ngõ xóm để tắm mưa.
Trò nhảy dây vẫn xuất hiện trong mỗi giờ chơi của trẻ em thôn quê, miền núi.
Trò pháo đất chỉ trẻ em vùng nông thôn mới hay chơi. Pháo được làm từ đất sét hoặc đất thịt lấy từ dưới ruộng lên, nặn thành khuôn xong rồi thi nhau cho nổ. Người chiến thắng là người có pháo nổ to, lỗ thủng rộng. Trước có nhiều hội thi pháo đất ở Thái Bình, Hải Dương.
Thả diều bên lũy tre làng, trên những triền đê
Tết dây chun đầy sắc màu, các bạn gái thích mê, còn bạn trai thì chỉ dùng để làm súng.
Rồng rắn lên mây.
Nhảy dây chun.
Trò chơi chọi gà cỏ.

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Hang Ngu Công

Ông lão cam tâm mất ngựa, lại chịu cả cái tiếng “ngu” là ý lão nghĩ gặp phải thời buổi người trên tham nhũng, kẻ dưới hung nghịch, đành chịu...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Tại sao nhiều khách sạn thường không có phòng số 420

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều khách sạn trên thế giới bỏ qua số phòng 420, con số yêu thích của những người thích hút cần sa. Mặc dù...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 4 – Chữ viết

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Tuổi thơ đen tối của sát thủ tàn bạo nhất thế giới

Pedro sinh ra khi cha mất, mẹ phải bán thân nuôi 13 đứa con. Bỏ nhà đi năm 8 tuổi, Pedro phải bới rác tìm đồ ăn và sớm nuôi...

Về hoàn cảnh ra đời bài hát Căn Nhà Màu Tím của nhạc sĩ Hoài Linh

Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ Dáng xinh xinh một người. Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen Em mới cho mình biết...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 4

PHẦN IV: KHẢO CỨU VỀ HOA VĂN, KỸ THUẬT DỆT VÀ MAY TRANG PHỤC I. Hoạ tiết trang trí trên trang phục và khăn: 1. Các loại hoa văn trang...

Vua Gia Long với nước Xiêm, nước Lạp

TÀI LIỆU: I (1791-1792)2) 1. Năm Nhâm Tý (1792), tháng ba, nước Xiêm đem thơ xin giup binh đi đường thượng đạo đánh Tây Sơn. 2. Năm Bính Thìn (1796),...

Exit mobile version