Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe xích lô nét đẹp xưa của sài gòn

Bicycle Taxis – hồi xưa khi mới qua đây người Pháp và Mỹ họ rất thích đi loại xe này của người Sài Gòn, họ thường hay gọi những chiếc xe Xích-Lô này là Bicycle Taxi.

Một thời để nhớ
Một thời để quên
Xe Xích Lô .. 1 nét đẹp riêng của Sài Gòn xưa.

Chiều nay, đứng với người bạn ở góc phố Saigon tôi chợt thấy một chiếc xích lô nằm cô độc dưới một gốc cây . Giữa phố xá tấp nập , dười bóng che của tàn cây âm âm , chiếc xích lô như co mình lại cố để không ai chú ý đến mình , mà chẳng ai chú ý đến thật . Xích lô đã là hình ảnh quá khứ ….,tôi bỗng nhớ Saigon của những năm đã xa , xích lô là hình ảnh gần gũi với nhiều người dân Saigon ,xích lô còn là chiếc cần câu cơm của nhiều người lao động nghèo phố thị .Ngày ấy, luôn luôn phát sinh trong tôi những mâu thuẫn : Tôi ghét nhìn hình ảnh những người đạp xích lô gò lưng chở người qua phố vì cứ thấy những vòng bánh xe quay những bước chậm , nhọc nhằn, tàn nhẫn, nhưng lại không khỏi chạnh lòng khi từ chối một lời mời của bác tài xích lô già .

Tôi luôn yêu những chiếc xích lô hiền lành của cái thời chừng như đã xa lơ xa lắc ấy .Saigon giờ không còn xích lô ..hẳn đã là cái thở phào nhẹ nhõm ..? hẳn đã bớt đi những nghịch lý giữa phô thị Saigon ngồn ngộn những kiếp sống đa đoan ?

Thỉnh thoảng đi giữa phố , tôi lại nhớ những chiếc xe xích lô hiền lành qua lại giữa những cơn nắng gay gắt của Sài Gòn ngày trước,giữa nhịp sống ồn ào của Sài Gòn hoa lệ , giữa những loại xe sang trọng ,bóng loáng cứ phóng nhanh vun vút , xích lô như một chàng trai vừa lớn , ngơ ngác nhưng không dại khờ ,quê mùa nhưng không mặc cảm , hiền lành nhưng không e ngại rụt rè, cứ hồn nhiên đi lại , cứ nhẩn nha từng bước thong dong giữa ngồn ngồn các loại xe , giữa đám đông người xênh xang áo mũ…

Tôi nhớ những chiếc xích lô với ba chiếc bánh lăn tròn ,với bác tài ngồi cao hơn cái mui xe làm bằng một loại vải dầy có thể bật lên che nắng hoặc xếp lại đón ngọn gió lùa mát mặt,bay tóc ,nhớ lòng xe nhỏ vừa đủ một người ngồi hoặc hai người yêu nhau ngồi vừa đủ ấm , nhớ những ngày mưa ngồi sau tấm bạt che ngang , chỉ hở vừa đủ con mắt nhìn mưa ngang qua phố . Xích lô có cái thắng dưới cái yên ngay chỗ ngồi của bác tài , cứ mỗi lần đến ngã tư gặp đèn đỏ tiếng cái thắng rít lên là vài người quay đầu lại nhìn bác tài cười vu vơ, ngày ấy , cùng với xe lam , xích lô là thứ phương tiện đi lại quen thuộc của người Sài Gòn . Nó còn là cái cần câu cơm của nhiều người lao động nghèo thành phố , nó là hình ảnh quen thuôc nhưng lại mộc mạc, gần gũi từ người dân bình thường cho đến những người giàu có của hòn ngọc Viễn Đông.

Buổi sáng tinh mơ .. khi những quán cà phê bắt đầu dọn hàng là những chiếc xích lô cũng bắt đầu thức giấc rời khỏi những con ngõ nhỏ phóng nhanh giữa phố vắng thênh thang để bắt đầu cho cuộc mưu sinh . Không có thứ hàng gì mà chàng trai mới lớn hiền lành này không gánh vác .Có những chuyến hàng chất cao nghệu,bác tài cứ phải vươn cổ nhìn về phía trước , hoặc lòng xe là một người khách to lớn , tội nghiệp bác tài gầy gò cong lưng đạp qua những con phố đông . Những ngày giáp tết những chiếc xích lô cũng nhộn nhao mang mùa xuân về khắp phố .

Có buổi trưa nào tình cờ đi qua một con đường rợp mát bóng cây hoặc một ngã tư quen thuộc , có thể ta sẽ bắt gặp một chiếc xích lô nằm ngơi nghỉ,bác tài già nằm ngủ ngon giấc trưa ,vài giọt nắng xuyên qua bóng lá nhảy nhót trên khuôn mặt mệt nhọc , trên vai áo sờn bạc để thoáng thương cảm , ngậm ngùi .Có những đêm khuya về muộn , thoáng thấy chiếc xích lô đơn độc đi trong lòng phố, vòng xe nghiến xuống mặt đường ,tiếng lá vỡ vụn .. cảm nhận nỗi buồn mênh mang của thân phận làm người .

Hồi đó những chiếc xích lô thường gắn thêm cái chuông như cái chuông xe đạp nghe rất vui tai , giữa buổi trưa vắng , tiếng kinh coong của chiếc xích lô như tiếng gọi khẽ của sự trở về , tôi còn nghe kể lại ngày xưa xích lô còn đeo thêm một ngọn đèn nhỏ như chiếc đèn bão trên mui xe nhằm báo hiệu sự có mặt của mình cho những loại xe khác .

Tôi nhớ những lần rời thành phố để trở lại rừng – nơi tôi dạy học – từ nhà một người bạn ở Nguyễn Tri Phương , tôi đi xích lô ra bến xe Ngã Bảy Lê Hồng Phong bây giờ . Nhà bác tài gần nhà Xuân người bạn của tôi , có lần hai đứa cùng đi , có lần chỉ có mình tôi . Tháng mười , sáng sớm trời Sài Gòn se se lạnh , tôi ngồi trong chiếc xích lô , mắt lơ đãng nhìn hai bên phố .Đường buổi sáng rộng thênh thang , bỗng nhớ nhà , nhớ Sài Gòn ngay khi chưa từ biệt , chiếc xe chạy chậm , có lẽ bởi bác tài cũng khá già , thỉnh thoảng chiếc xe lại nghiêng vì vấp phải một viên đá lớn . Có lần tôi khóc thầm khi ngồi trên chuyến xích lô ra bến … và bao giờ tôi cũng trả bác tài hơn số tiền phải trả .

Những chuyến xích lô đã trở thành một hình ảnh kỉ niệm trong một phần đời xưa cũ của tôi …

Năm ngoái có dịp ra Nha Trang , buổi tối , tôi và vài ngưởi bạn cũng đi xích lô từ đường Trần Phú về khách sạn , nhằm những ngày Festival Biển nhưng những bác tài ở thành phố này cũng thật thà ,dễ thương làm chúng tôi bất ngờ . Suốt con đường về khách sạn chúng tôi hỏi bác về gia đình , về cuộc mưu sinh , chiếc xích lô ì ạch chạy suốt con đường đẹp nhất thành phố về khách sạn .. tôi cứ cầu trời mau đến vì tội nghiệp bác tài, rồi lại chạnh nghĩ, nếu chúng tôi không gọi xe ,trở về nhà với chuyến xe không .. lòng bác có buồn và nặng nhọc nỗi lo lắng hơn không ? Về đến khách sạn chúng tôi cũng trả nhiều hơn số tiền thỏa thuận .. nhìn nụ cười hiền trên khuôn mặt khắc khổ cứ thấy lòng xốn xang … Không biết bây giờ Nha Trang có còn xích lô không nhỉ ?

Xích lô bây giờ cũng là quá khứ , cái thứ quá khứ vất vả có thể nhiều người muốn quên nhưng nhiều người luôn nhớ … Nó là hình ảnh cùa Sài Gòn xa xưa , Sài Gòn trong veo ngày tôi thiếu nữ ….

Huình Tịnh Của và pho Quốc Âm Tự Vị của ông

Xây đắp cho văn quốc ngữ trong buổi đầu ở Nam kỳ, ngoài Trương Vĩnh Ký còn một người nữa cũng đáng kể là Huỳnh Tịnh Của (thường ký tên...

Đức Phật đã thọ thực món chi?

Sūkara-maddava là tên bằng tiếng Pali của món ăn mà Cunda (Thuần Đà) đã mời Đức Phật dùng trong bữa ăn cuối cùng của ngài trước khi nhập Niết Bàn....

Quy định về việc lưu thông xe kéo thời Pháp thuộc

Xe kéo tay là một phương tiện vận tải bằng sức người, rất đặc trưng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản,...

Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc

ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, còn ở Việt...

Mặt trái của nền nho học Việt Nam

"Cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi lắc gối như lối học ngày xưa đã vì thế mà làm...

Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông – Vị vua tài hoa, hiếu thảo của triều Nguyễn

Vua Minh Mạng băng hà, người con trưởng của vua là Hoàng Tử Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Ðinh Mão (1807) được di mệnh nối ngôi...

Nguồn gốc Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)

Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột...

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Điều thú vị về nguồn gốc các địa danh ở miền Nam Việt Nam

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Cuộc đời Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC – Bào huynh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

Exit mobile version