Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xilama một môn giải trí của người Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn ngày trước xuề xòa, ít kiểu cách. Ăn uống cũng không cầu kỳ và những thú vui chơi thì cũng bình dân. Khi người Pháp đặt chân tới vùng đất phương Nam đã du nhập vào Sài Gòn một môn giải trí là xi nê mà người dân Sài Gòn xưa gọi là đi xem “xilama”, hay xem “hát hình máy”.


Rạp chiếu phim Lê Ngọc ở Sài Gòn trước năm 1975 – Ảnh: Tư liệu của tác giả

Lần đầu tiên phim chớp bóng (xi nê) được chiếu trên phông vải trắng ở ngoài trời vào tháng 10.1898. Mỗi dịp có phim hay (câm, đen trắng) mọi người rất nô nức trông đợi vì lúc đó được đi xem phim là khoái lắm, mà nói theo ngôn ngữ hiện đại của lớp trẻ bây giờ “xin lỗi, chịu không nổi” luôn.

Trên tờ nhựt trình Nam kỳ quảng cáo chiếu phim như sau: “Hát hình máy tại Châu Thành Chợ Lớn (phía trước nhà quan Tổng đốc Chợ Lớn). Tối bữa nay và mỗi tối đúng 9 giờ, ông D’Arc có hát hình máy hay quá sức. Bọn này là bọn hát hình cá thể và giỏi hơn hết thảy trên thế gian. Hát nhiều thứ tuồng. Như nhiều tích kể sau đây: Tuồng những kép hát tài nghệ trong trào/Những thằng hề quá sức/Những hình múa tay múa chân hay lắm/Ông Barbe bleue (Râu xanh)/Nhiều lớp tuồng đẹp đẽ, đổi màu, khác xa nhau/Tuồng một người vượt biển chiêm bao/Đồ chưng tuồng lộng lạc – Bận y phục quý trọng quá chừng. Buồng (4 chỗ ngồi)… 5 đồng 00. Ghế bực nhất… 1 đồng 00. Ghế bực nhì… 0 đồng 50. Ghế bực ba… 0 đồng 30. Lính bộ, lính thủy và con nít chưa tới 12 tuổi đi coi ngồi ghế bực nhất, bực nhì thì trả nửa tiền mà thôi. Tám giờ tối mở cửa. Chín giờ khởi sự hát…”.

Đọc tờ quảng cáo trên nghe “lổn nhổn” như ngồi trên xe ngựa nhưng vì là chữ nghĩa hơn 100 năm trước nên chắc không ai thắc mắc.

Rạp xilama thời Tây

Khi người Pháp tới Sài Gòn nhiều đã cho mở vài địa điểm chiếu bóng phục vụ Pháp kiều và người Việt có tiền. Thời kỳ đầu, rạp Modern Cinéma nổi tiếng ở đường d’Espagne số 212 quận Nhất (tức Lê Thánh Tôn hiện nay). Rạp xây vào năm 1922, ngoài chiếu xi nê còn dùng để diễn cải lương. Đến năm 1925, có thêm rạp Eden Cinéma ở đường Tổng Đốc Phương (đường Châu Văn Liêm bây giờ), rạp này cũng có diễn tuồng cải lương thay vào những ngày không chiếu phim. Ở Sài Gòn trước năm 1954, có một rạp xi nê thượng lưu là Ciné Majestic ở đầu đường Catinat (nằm sát cạnh Hotel Majestic cùng một chủ Tây) được trang trí đúng như một rạp xi nê bên Pháp: Trong rạp được chia ra ba hạng ghế. Hạng nhất là gần cửa ra vào, phân từng lô, cứ hai ghế kê sát nhau là một lô. Ghế bọc nệm nhung có nỉ màu tím, hay đỏ bầm trông rất sang. Cách mỗi lô lại có một bức vách xây cao hơn thước chắn ngang để người ngồi ở lô bên cạnh không nhìn thấy. Hình thức chia lô này để cho các cặp vợ chồng hay tình nhân dễ dàng nói chuyện hay tâm sự mà không bị ai trông thấy.

Những lô này đều đánh số ghế hẳn hoi và cũng chỉ có chừng 8 lô (16 ghế). Ngoài ghế lô ra còn có ghế đơn rộng rãi, bọc da có lò xo ngồi rất êm. Loại ghế đơn này, ai tới rạp trước được quyền lựa số ghế để mua. Xem xi nê là phải ngồi xa màn ảnh thì xem mới rõ và không chóa mắt, vì vậy người ta thường chọn những hạng ghế xa màn ảnh. Thời đó rạp cũng bán vé trước theo điện thoại của khán giả gọi đến giữ chỗ. Khi tới rạp nói số ghế đã đặt thì trả tiền ở quầy bán vé và vào xem như bây giờ. Nhân viên soát vé là mấy chú Chà Và đen mặc đồ tây trắng, quần soọc, đầu đội nón chóp đen có tua đỏ trên đỉnh. Mấy chú Chà Và này thường để râu cá chốt trông dữ dằn, con nít trông thấy đều xanh mặt và người lớn cũng… ớn nên không dám vào “xem cọp”.

Chủ nhật, thứ năm có suất chiếu buổi sáng bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ. Chiều từ 3 giờ, suất tối 19 giờ 30 và suất chót là 21 giờ. Thời đó, các rạp chỉ có quạt trần, hoặc quạt đứng không có máy lạnh nên ban ngày nóng ít người tới xem. Đa số những người giàu có đều thích đưa gia đình đi suất chót để ra về là đưa gia đình, bạn bè vào Chợ Lớn ăn mì ở đường Lacaze (Nguyễn Tri Phương).

Rạp sang Majestic hay Eden, trẻ con dưới 12 tuổi phải có thân nhân đi theo. Khán giả tới rạp phải ăn mặc quần áo chỉnh tề. Vào xem không được đi dép và gác chân lên ghế hay la ó nói chuyện. Vé xem phim có hai hạng: Lầu một đắt như vé hạng nhất ở tầng trệt. Lầu hai rẻ như vé hạng hai tầng dưới. Đặc biệt ở đây ghế dựa lưng cao quá đầu nên người sau không thấy đầu người ngồi trước. Những đôi trai gái nhân tình tha hồ kề vai áp má hay hôn nhau mà không sợ nhìn thấy. Đường Pasteur có rạp Casino (nay là rạp Vinh Quang) cũng là rạp xi nê lâu năm thuộc vào loại sang nhưng giá vé rẻ hơn.

Nơi sang trọng, chỗ bình dân

Sài Gòn thời xưa có nhiều rạp chiếu phim thường trực Lê Lợi, Bonard (Vĩnh Lợi), Catinat, Long Thuận, Nam Việt, Casino Đakao, Asam chiếu nhiều phim hay mà các rạp sang như Majestic, Eden, Casino đã “chạy” trước 3 tháng. Nhiều rạp xây dựng vào những năm 1930 – 1940: Rex ở đường Hồ Văn Ngà, Cathay góc ngã tư Nguyễn Công Trứ – Công Lý, Thành Xương ở đường Ký Con, Nguyễn Huệ đường Charner (gần quán cơm bà Cả Đọi), Kim Cương đường Trần Quang Khải… giá vé hạ nhưng ghế ngồi bằng sắt hay gỗ, có rệp vì ẩm thấp.

Khán giả tới đây thường là các bà buôn thúng bán bưng ở chợ, trẻ em bình dân nên khá lộn xộn. Rồi cảnh bán quà bánh, cà rem, kẹo bánh đi liên tục trong rạp làm “chướng tai gai mắt” khán giả. Sau này các rạp dạng này xuống cấp, phim cũ và quá mất vệ sinh, đời sống ngày một cải thiện nên bị khai tử vào những năm 1970, hoàn thành sứ mạng phục vụ người xem bình dân thời kỳ đó.

Góc nhìn từ máy bay về Sài Gòn trước 1975 của Jerry Westenskow

Cùng xem loạt ảnh vô cùng hấp dẫn về Sài Gòn trước 1975 nhìn từ máy bay do cựu nhân viên quân sự Mỹ Jerry Westenskow thực hiện. Ảnh: Jerry...

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975

Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ...

Sinh viên xếp hàng đợi cơm từ thiện: Khó khăn hay lười biếng?

Hình ảnh nhiều sinh viên, bạn trẻ đứng xếp hàng đợi cơm từ thiện được một tài khoản Facebook đăng tải đã nhận về nhiều tranh cãi. “Ai cũng biết...

Lũy Tre Làng Quê

Làng xã là đơn vị hành chánh nhỏ nhất của Việt Nam, trước nay ai cũng biết, nhưng ít người phân biệt rằng “làng” là tiếng thuần túy Việt Nam, còn “xã” là nói...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975

Không rõ lý do vì sao ở miền Nam trước 75 thường phân chia riêng biệt trường nữ và trường nam trung học. Những tà áo dài thướt tha của các...

Petrus Ký: Người con của đất Vĩnh Long, Nhà văn hóa giáo dục lớn của người dân Việt

Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho dù có...

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

100 chân lý bất biến của cuộc đời

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá...

Exit mobile version