Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

3 giá trị làm nên nước Mỹ

Mỗi quốc gia trên thế giới đều đặc biệt ở khía cạnh nào đó, có thể là về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ hay địa lý. Nhưng điều làm nên sự thành công độc đáo của nước Mỹ mà cả thế giới ngưỡng mộ là hệ thống giá trị của họ.

Nếu sống ở Mỹ bạn có lẽ quen thuộc với các đồng xu kim loại. Nhưng một điều có lẽ khiến bạn ngạc nhiên rằng hệ thống 3 giá trị xây dựng lên một xã hội Hoa Kỳ tự do, cởi mở và giàu có nhất thế giới đều được in trọn trên những đồng xu nhỏ bé này.

3 giá trị làm nên nước Mỹ là:

E Pluribus Unum: từ rất nhiều, một; có nghĩa là người Mỹ không quan tâm đến việc bạn đến từ đâu, không quan tâm đến dòng máu đang chảy trong người bạn là gì, nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo của bạn của bạn như thế nào. Miễn là bạn tới Mỹ (một cách hợp pháp) và sẵn sàng làm việc để làm cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn thì bạn được coi là người Mỹ, là một thành viên chính thức và trọn vẹn trong xã hội.

Nước Mỹ là một quốc gia trẻ hình thành bởi dân nhập cư, và bây giờ vẫn vậy. Một điểm khác biệt so với các quốc gia Châu Âu, Á và Úc là người nhập cư vào Mỹ hoà nhập rất nhanh vào các cộng đồng dân cư ở Mỹ và sự kỳ thị đối với những người mới đến là rất ít nếu so với các quốc gia khác. Chẳng hạn nếu bạn là người Thổ Nhĩ Kỳ và tới Đức nhập quốc tịch, bạn sẽ được coi là người Thổ sống ở Đức trong rất nhiều thế hệ, còn nếu bạn tới Mỹ mà sẵn sàng hoà nhập vào cộng đồng, chỉ trong vài tuần không ai sẽ có cái nhìn khác biệt về bạn. Đó chính là sự độc đáo của nước Mỹ, một quốc gia nhập cư.

Chúng ta tin vào Chúa: nghĩa là nước Mỹ thành lập trên niềm tin rằng Chúa là nguồn gốc của mọi giá trị trên đời. Đó chính là lý do tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, các vị Quốc phụ công thần tuyên bố “chúng ta có quyền không ai có thể tước đoạt được”. Tại sao không ai có thể tước đoạt được? Vì những quyền này không đến từ con người, chúng được trao cho con người từ Chúa trời, do đó không thể bị con người tước đoạt. Chúa đã, đang là trung tâm của xã hội Mỹ.

Thứ 3, là Tự do. Tất nhiên sẽ có người nói: “Trong cuộc Cách mạng Pháp, họ cũng tuyên ngôn Tự do, Bình đẳng, Bác ái, thì sao? Người Mỹ đâu phải là quốc gia duy nhất tôn trọng Tự do”. Đúng là như vậy, còn rất nhiều xã hội phương Tây và phương Đông tiến bộ hiện cũng rất tôn trọng quyền Tự do, nhưng Mỹ là xã hội duy nhất đặt Tự Do cùng với ‘Chúng ta tin vào Chúa’ và E Pluribis Unum. Tự do ở Mỹ khác với Tự do mà người Pháp hiểu trong cuộc cách mạng – họ nhấn mạnh vào Công bằng. Công bằng không phải là một giá trị của người Mỹ, nó là giá trị của Châu Âu. Vì nếu đặt công bằng lên trước tự do, thì chắc chắn tự do cá nhân sẽ bị nhỏ lại. Người Mỹ yêu thích tự do đến mức bị ám ảnh bởi việc tự quyết định vận mạng của mình.

Vậy ở Mỹ không có công bằng sao? Không phải vậy, công bằng ở điểm khởi đầu là giá trị ở Mỹ, nhưng đòi hỏi công bằng ở kết quả là giá trị Châu Âu. Ở Mỹ, bạn có thể học bất cứ thứ gì bạn thích, khởi nghiệp kinh doanh hay làm chính trị, nhưng kết quả cuối cùng là do nỗ lực, tài năng và may mắn của bạn. Ở một số nước Châu Âu, chẳng hạn Đức, đến cả việc bạn mở cửa hàng sớm hơn cửa hàng đối diện một chút cũng không được, vì như thế sẽ không công bằng với ông chủ cửa hàng kia. Người Châu Âu bị ám ảnh bởi công bằng đến như vậy.

Cố Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge vào những năm 1920 đã nói “Công việc của nước Mỹ là làm ăn kinh doanh”. Tự do ở Mỹ cho phép bạn đạt được mọi thứ mà bạn xứng đáng có được với công sức, tài năng và cả may mắn nữa. Người Mỹ không tin vào công bằng như người Châu Âu, bởi vì tự do và công bằng là có mâu thuẫn. Nếu bạn cưỡng ép công bằng nên người khác thì chính là đã tước đoạt tự do khỏi họ.

Chính vì vậy, E Pluribus Unum (từ rất nhiều, một), In God we trust (Chúng ta tin vào Chúa) và Liberty (Tự do) là 3 giá trị khiến nước Mỹ khác biệt, giúp Mỹ trở thành một xã hội tự do, cởi mở, giàu có và nhiều cơ hội nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có...

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Nguồn gốc của từ “So le”

Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức có giảng: “so le: không đều, cao thấp hay hơn kém nhau: Đôi đũa so le, hai tuổi so le quá nhiều”....

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Exit mobile version