Nếu bạn đang có ý định định cư ở Mỹ hoặc mua nhà tại Mỹ thì nên đọc bài viết bổ ích này.
“Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Đúng vậy, sống ở đâu cũng thế, những người sống gần ta luôn được xem là cách bắc cầu để tạo nên giá trị tình thương vững vàng giữa người với người, làm nên màu sắc cuộc sống khi chúng ta xem nhau là hàng xóm. Hãy cùng nhau tìm hiểu hàng xóm ở Mỹ và Việt Nam thì khác nhau ở những điểm nào nhé?
Quan điểm chung về Tôn giáo giữa láng giềng
Dù hai nước ở xa nhau nhưng quan niệm tôn giáo giữa những người hàng xóm ở cả hai đều hoàn toàn có điểm chung dễ dàng nhận biết. Ở Việt Nam cũng như định cư ở Mỹ, trong mọi khu phố, ai ai cũng sống hòa đồng, vui vẻ với nhau. Thường gọi thân mật là cô chú, dì bác,.. như là bà con gần xa trong họ hàng. Chẳng ai quan tâm tới những vấn đề tôn giáo hay người này theo đạo nào. Cùng chung khu nhà với nhau là sẽ luôn thân thiết. Người Việt chúng ta không hề phân biệt vùng miền, tôn giáo hoặc những người mang tín ngưỡng khác đều có đặc tính giống nhau. Những ai mà phân biệt hoặc gây chia rẽ mâu thuẫn giữa các tôn giáo sẽ bị lên án mạnh mẽ. Tại đất nước mà mọi người đều bình đẳng tôn giáo và xem trọng các tín ngưỡng của nhau, biến các ngày lễ trong tôn giáo thành lễ hội chung, đó chính là kết quả của tinh thần đoàn kết dân tộc, yếu tố cần thiết trong lý tưởng phát triển và bảo vệ dân tộc.
Cách giao tiếp, ứng xử với hàng xóm
Việt Nam và Mỹ đều có đặc điểm chung là sự hòa đồng và mến khách giữa người láng giềng hàng xóm với nhau. Những đặc điểm cá tính và văn hóa đã tạo ra nét khác biệt trong cách ứng xử, giao tiếp của hai nước này.
Ở Mỹ
Tính người Mỹ thường dứt khoát nên cách nói chuyện của họ cũng vậy, không vòng vo, ví von. Nói chung, khi người Mỹ nói “được” có nghĩa là chắc chắn được còn “không được” có nghĩa là hoàn toàn không. Người Mỹ thường không ngại ngùng khi trả lời là “tôi không biết” nếu như họ thực sự không hiểu vấn đề mà quý khách đang nói tới hoặc “tôi không phụ trách công việc này” nếu như vấn đề mà bạn đề cập đến không trong phạm vi của họ.
Tính lịch sự và thẳng thắn cũng tùy theo từng vùng và từng mức độ. Người New York nổi tiếng là người trực tính và thậm chí là thô bạo nếu so sánh với người Châu Á. Đối với những người vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng họ lịch sự hơn. Còn người California thì không phải lúc nào cũng nói đúng với ý nghĩa của họ. Ví dụ như tại Los Angeles – mảnh đất của những mơ ước – nếu có người nói với bạn rằng “tôi sẽ quay lại vấn đề này với bạn” thì có thể họ sẽ làm như vậy nhưng cũng có lúc họ có ngụ ý là “bạn không còn cơ hội nữa”.
Đa số người Mỹ thường không có thói quen nói lớn hoặc cười nói trong lúc dùng bữa nơi công cộng. Họ luôn tự giác xếp hàng trật tự đợi khi thấy có 2 người trở lên và không hề có hành động xô đẩy hoặc chen lấn nhau. Cũng như tại cửa ra vào tàu điện ngầm, thang máy hoặc đi xe buýt văn hóa xếp hàng vẫn luôn được chấp hành. Người Mỹ thường có thói quen nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi dù đó chỉ 1 việc nhỏ như nhường đường thì vẫn không quên nói những câu nói ấy.
Ở Việt Nam
Người Việt thường quan tâm đến những mối quan hệ xã hội, cộng đồng. Nguyên nhân này đã dẫn đến việc văn hóa giao tiếp ở Việt Nam rất được coi trọng và được thể hiện ở 2 lý do sau:
Chủ nhà thường rất thích khi có khách viếng thăm. Việc khách đến thăm là một hành động biểu hiện tình nghĩa cùng với sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, hàng xóm nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết.
Người Việt Nam thường có tính hiếu khách: “Khách đến nhà không gà thì vịt”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người lạ hay người thân thì chủ nhà vẫn luôn đón tiếp nồng hậu và đãi khách một bữa ăn thật thịnh soạn cho dù hoàn cảnh có đang khó khăn như thế nào, tình mến khách được thể hiện rất rõ ràng hơn khi bạn về những vùng quê hẻo lánh hoặc miền núi rừng xa xôi.