Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Liệu Mình Có Hợp Với Nước Mỹ?

Một trong những câu hỏi lớn nhất của những người mới định cư tại Mỹ chính là “Liệu mình có hợp với cuộc sống mới tại Mỹ? Liệu gia đình mình có hòa nhập được?” Những đắn đo và trở ngại này không thể không nhắc đến, vậy câu trả lời đang nằm ở đâu?

Đối với một người đã sống tại Mỹ 5 năm, chắc chắn không ít thì nhiều, cũng đã tìm được câu trả lời thỏa đáng. “Có, nếu mình biết mở lòng đón nhận.”

Tại sao tôi lại đưa ra câu trả lời như thế? Vì bất kì khi bạn di chuyển hay đến một nơi ở mới, bạn sẽ phải ít nhiều cảm thấy lạ lẫm, và so sánh nơi ở mới với nơi mình từng sống. Sẽ có một quãng thời gian như thế. Những ai có thể vượt qua được sự so sánh ấy để tập trung vào việc xây dựng cuộc sống mới sẽ dễ dàng hòa nhập hơn. Hãy nhìn vào những điều mới lạ, tích cực của cuộc sống mới để cảm nhận được rằng, dù đi đến đâu đi chăng nữa thì mục tiêu của mình vẫn là muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tôi được một phần may mắn khi qua Mỹ được sống chung với gia đình, vì vậy tôi có cơ hội được nhìn thấy rõ cách người Việt sống và sinh hoạt tại Mỹ như thế nào. Những ngày trong tuần, người Việt mình cũng như bao người khác cùng đi làm, trẻ con thì đến trường cùng nhau. Sáng sớm, bố mẹ sẽ thay phiên nhau chở con đến trường, hoặc không thì nhà trường có dịch vụ đến nhà chở con đi học.

Trẻ em vẫn đến trường hằng ngày như những quốc gia khác

Sau đó, họ đến cơ quan, nhà máy, hãng xưởng để bắt đầu một ngày làm việc. Cuộc sống trong tuần cũng rất bình thường như mọi nơi. Điều đáng nói là những ngày cuối tuần: thứ 6, thứ 7, và chủ nhật.

Điểm chung của các gia đình Việt Nam đó là cuối tuần họ thường cùng nhau đi chợ cho cả tuần sắp tới. Nếu trong thành phố mà có khu chợ Việt Nam, thì chắc chắn cuối tuần sẽ thật đông đúc và náo nhiệt. Những quán ăn nhỏ của người Việt cũng thật đông vui và đậm đà hương vị quê hương. Trẻ con thì mau chóng chạy đến hàng bánh hàng kẹo hay những chiếc máy chơi thú nhún, trong khi người lớn lại chào hỏi nhau và lựa ra những nguyên liệu để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình.

Khu chợ Việt Nam để mọi người có thể chuẩn bị cho những bữa ăn ấm cúng cùng gia đình

Sau khi đi chợ, bác tôi lại còn có thói quen ghé đến hội người Việt cao niên trong khu vực, đôi khi vì có việc, hay chỉ đơn giản là tạt ngang qua để nói chuyện dăm ba câu với bạn bè. Khi đã thân quen với nhau, bác tôi mỗi tháng đều đặn có cái hẹn với cả hội để cùng đi ăn tại một nhà hàng Việt nho nhỏ gần nhà. Bác nói, “Không phải là tại nhớ món Việt đâu. Ở đây giờ thiếu gì món Việt Nam. Chỉ là muốn gặp nhau giữ tình bạn hữu, hay trò chuyện về cuộc sống bây giờ mà thôi.”

Đấy là cuộc sống của những người lớn tuổi. Còn những người trung niên thì sao? Cuối tuần chính là dịp để họ quây quần cùng gia đình và bạn bè. Gia đình tôi thường hẹn nhau đi ra công viên hay ra hồ để nướng BBQ cuối tuần. Trong lúc trẻ con chạy nhảy cùng nhau, chúng tôi mướn jetski để chạy vòng vòng quanh hồ. Sau một tuần mệt mỏi thì đây chính là thời gian để mọi người có thể cân bằng lại cuộc sống.

Cuối tuần là dịp mọi người bên nhau để tận hưởng những phút giây thật ý nghĩa và hanh phúc

Có những lúc, cuối tuần lại chính là thời gian trẻ con thi những môn thể thao, vì vậy, gia đình thường dành thời gian để đi theo cổ vũ các con. Đến tối thì chúng tôi, cả bạn bè và gia đình, lại quây quần cùng nhau trong bếp.

Vào bếp là một trong những điều hạnh phúc của tôi vào những ngày cuối tuần

Ngày chủ nhật thường là ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho cả gia đình. Đối với những gia đình có đạo, họ thường đến nhà thờ hoặc chùa vào ngày này. Dù xa cách mấy, người Việt chúng ta vẫn cố gắng đến nơi có cộng đồng người Việt để cùng tham dự với nhau. Sau khi tham dự thánh lễ hay buổi đọc kinh, họ thường cùng nhau đến hội trường để thưởng thức những món ăn Việt cùng nhau. Những món ăn ấy đều do giáo dân chung tay nấu để gây quỹ cho nhà thờ hay chùa.

Những bữa ăn đầy tình thân và ấm áp

Đối với giới trẻ, cuối tuần là dịp để hòa mình vào thiên nhiên. Tôi cùng đám bạn vẫn thường cùng nhau đi leo núi, hay đến bờ hồ ngồi chơi, hay chạy xe qua một tiểu bang/thành phố gần đây, nơi có một cái thác nhỏ để ngắm cảnh và bơi. Đây cũng là dịp để chúng tôi ôn lại những câu chuyện cũ, hay cũng là lúc để chúng tôi bàn về những dự tính cho tương lai.

Tôi và bạn bè cùng nhau tận hưởng những ngày cuối tuần

Bởi vậy tôi mới thấy cuộc sống tại Mỹ không hề “khó sống” như cách mọi người nói. Một lần nữa, tôi chỉ muốn nói rằng hãy mở lòng ra để đón nhận cuộc sống mới. Nước Mỹ từ xưa đến nay vẫn luôn được gọi là nơi tất cả văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng cùng hòa quyện, thế nên nước Mỹ vẫn luôn đón chào bất kì ai đến để chinh phục giấc mơ Mỹ. Mong rằng qua một bài viết ngắn, mọi người có thể mở lòng đón nhận nước Mỹ như nước Mỹ đã đón chào mọi người.

Hình ảnh người xưa tưởng tượng về năm 2000

Những con người ở thế kỷ 19 đã để trí tưởng tượng cũng như mong ước của mình bay xa cùng với những tấm hình vẽ về những tiến bộ...

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra...

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như "hy vọng đi vào, thất vọng đi ra". Điều này cho thấy sự bất...

Sử việt ghi chép gì về việc chống dịch bệnh?

Năm Giáp Tuất (1814) khi dịch bệnh vua “lệnh cho lập đàn tế cầu đảo”; năm Bính Tuất (1826) có dịch bệnh vua đã “lập đàn tế tại Kinh, các...

Người Việt nói tiếng Việt

Như tất cả các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam có tiếng nói từ lúc bình minh lịch sử nhưng tiền nhân chúng ta không có chữ...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Nhà “đại thể” hay vẫn là nhà xác?

Ở gần nhà tôi có nhà đại thể. Tôi tra trên mạng thấy đó là nhà xác mà sao lại gọi là "đại thể" vậy? Vì bất cứ lý do...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Exit mobile version