Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mỹ – Đất nước của công bằng và cơ hội

Mỹ vào dịp Quốc Khánh năm nay, nhiều người không chỉ nhắc đến sự đặc biệt của nước Mỹ, mà còn muốn hàn gắn lại những vết nứt đang ngày một rộng ra. Trong sự phân chia giữa tự do và công bằng, còn cần có niềm tin vào sự công bằng và cơ hội. Niềm tin rằng tất cả mọi người Mỹ đều có cơ hội để thành công trên con đường của mình.
“Trong lịch sử, chúng ta đã từng rất đặc biệt, và hiện tại cũng vậy. Nhưng trên nhiều khía cạnh, chúng ta đã đánh mất con đường của mình.  Cần một thời gian dài để lấy lại linh hồn của chúng ta”. Câu nói trong bộ phim The Newsroom dường như lại rất đúng với những gì được gọi là giá trị của nước Mỹ.

Nước Mỹ không phải là số 1

“Mỹ là một quốc gia đặc biệt”. Đó là câu nói chúng ta có thể thường xuyên nghe thấy trong thời gian qua khi chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang diễn ra. Tuy nhiên, trong ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, nhiều người đặt ra môt câu hỏi. Điều gì tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?
Trong các cuộc vận động cử tri, người ta có thể nghe thấy rất rõ những khẩu hiệu. “Nước Mỹ là số 1, chúng ta là số 1”. Điều đó có thể đúng trong quá khứ. Thế nhưng, hiện tại thì nước Mỹ không phải là số 1 trên hầu hết các phương diện. Nước Mỹ đứng thứ 7 về văn học, thứ 27 về toán học, thứ 22 về khoa học, thứ 49 về tuổi thọ, thứ 3 về thu nhập hộ gia đình, thứ 4 về lựa lượng lao động và xuất khẩu…
Về chế độ chăm sóc sức khỏe riêng trong năm 2011, nước Mỹ đã phải chi ra 18% GDP cho chăm sóc y tế. Cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Thế nhưng hiện tại quốc gia này vẫn có gần 50 triệu người không có bảo hiểm. Điều này trái ngược hoàn toàn với Nhật Bản. Dù là quốc gia có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới, nhưng Nhật chỉ phải bỏ ra 8,5% GDP trong năm 2009 cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Điều gì đã tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?

Thậm chí ngay cả trong thương mại, nước Mỹ cũng không dẫn đầu thế giới. Dù là trong một chỉ số thương mại nào. Ngân hàng thế giới đã xếp hạng 183 quốc gia trong tất cả 11 lĩnh vực thương mại, và nước Mỹ không đứng đầu trong bất cứ lĩnh vực nào.
Mỹ đứng thứ 4 sau Singapore, Hong Kong, và New Zealand về sự thuận tiện trong kinh doanh. Đứng thứ 20 về khả năng buôn bán dọc theo đường biên giới. Đứng thứ 72 trong việc đóng thuế. Trong bảng xếp hạng năm ngoái của Forbes, Mỹ cũng chỉ xếp thứ 10 trong số các quốc gia thích hợp nhất để kinh doanh. Về xuất khẩu, Mỹ còn xếp sau Đức và Trung Quốc.

Vậy điều gì tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?

Saymour Martin Lipset, một nhà xã hội học cho rằng. Nước Mỹ là một ngoại lệ. Không phải vì nó là một quốc gia tốt hơn các quốc gia khác, nước Mỹ ngoại lệ bởi nó khác biệt. Bao gồm tập hợp những giá trị độc đáo. Và tập hợp những giá trị đó được gọi là “Chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ”.
Nhà triết học người Anh G.K.Chesteron từng viết: “Nước Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới được hình thành bởi một tín điều”. Tín điều này bao gồm 5 giá trị cốt lõi chính. Biến nước Mỹ trở nên khác biệt so với các quốc gia phương Tây khác. Đó là: “Tự do, công bằng, chủ nghĩa cá nhân, chú nghĩa dân túy và tự do kinh tế.”
Những giá trị này đã ăn sâu vào trong nước Mỹ. Hầu hết các học giả cũng như chính trị gia ngày nay đều chấp nhận đây là 5 giá trị cốt lõi của nước Mỹ. Sự khác nhau chỉ là các chính trị gia hay học giả coi trọng giá trị nào nhất trong 5 giá trị đó.
Chẳng hạn quan điểm của người coi trọng chủ nghĩa quân bình sẽ rất khác với quan điểm của người xem trọng tự do kinh tế. Điều này có thể thấy một cách rõ nét trong chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra giữa ông Obama và Mitt Romney, đại diện của hai Đảng phái lớn nhất nước Mỹ.

Mỹ có mang đến tự do hay công bằng?

Cả ông Obama lẫn đối thủ Mitt Romney đều muốn thể hiện những đặc thù của đất nước sao cho nhận được sự đồng tình nhất của các cử tri. Tuy nhiên, hai chính trị gia lại có những quan điểm khác nhau về cái gọi là chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ, hay giá trị nào là biểu tượng của nước Mỹ. Cả hai đều liên tục khẳng định Mỹ là quốc gia có vai trò quan trọng nhất thế giới. Nhưng cùng một lời khẳng định lại là hai suy nghĩ hoàn toàn khác biệt.

Đối với Romney, ông sử dụng quan niệm truyền thống khi nhắc đến hình ảnh của nước Mỹ. Đó là một quốc gia tuyệt vời nhất trên thế giới. Nơi có nền dân chủ và tự do lan tỏa ra khắp thế giới. Còn cư dân Mỹ là những người được lựa chọn.
Cùng với khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của mình “Hãy tin vào nước Mỹ”. Romney đã phát biểu trước các cử tri của Đảng Cộng hòa. “Ngài tổng thống không có cùng quan điểm về chủ nghĩa ngoại lệ của nước Mỹ như chúng ta”.
Còn đối với tổng thống Obama, dù khẳng định niềm tin của ông với chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ. Quan điểm của ông Obama trong từng lĩnh vực vẫn hoàn toàn khác với ông Romney.
Cùng một giá trị, cùng kêu gọi sự tự do và bình đẳng nhưng những quan điểm khác nhau giữa chính những chính trị gia hàng đầu của đất nước, đang tạo ra những vết nứt vô hình.

Nước Mỹ dân chủ và sự văn minh.

Với người dân có thể họ không quan tâm tới việc người chiến thắng trong cuộc bầu cử tới coi trọng công bằng hay tự do hơn. Điều họ quan tâm và bị thuyết phục đó là ai trong hai ứng cử viên có thể đảm bảo cho cuộc sống của mình. Việc đó giúp họ có thể tìm được công việc thích hợp với thu nhập ổn định.
Đó cũng là lý do trong dịp kỷ niệm Quốc khánh năm nay, nhiều người không chỉ nhắc đến sự đặc biệt của đất nước, mà còn muốn hàn gắn lại những vết nứt đang ngày một rộng ra. Trong sự phân chia giữa tự do và công bằng. Dường như có một giá trị cơ bản mà cả hai bên đều nắm giữ. Đó là niềm tin vào sự công bằng và cơ hội. Niềm tin rằng tất cả mọi người Mỹ đều có cơ hội để thành công trên con đường của mình.
Romney nói về việc “Xây dựng lại nền tảng của một xã hội mang cơ hội đến cho tất cả mọi người”. Tương tự như điều mà Obama đã từng tuyên bố. “Chúng tôi coi điều này như một sự thật hiển nhiên. Đó là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
NVS – Đầu Tư Quốc Tế (sưu tầm)

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái –...

Nguồn Gốc Của Phở

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc của...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ có hàm nghĩa chân chính là gì?

Nói đến “nam tôn nữ ti”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Bức tranh toàn cảnh miền Bắc Việt Nam 100 năm qua

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy...

Mắm – Món ngon độc đáo của miền Nam

Mắm là món ăn truyền thống của người Miền Nam, nay rất quen thuộc với nhiều người nhưng cũng rất xa lạ với ai đó không quen ăn nó. Mắm...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Chuyện Tình Vùng U Minh Nam Bộ Quê Tôi

Phần I Vùng U Minh Bài Thơ, Nhạc Về Rừng U Minh Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này....

Exit mobile version