Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tâm trạng của Việt kiều khi mới qua Mỹ như thế nào ?

Mỹ luôn được mệnh danh là xứ sở thiên đường, là nơi định cư mơ ước của biết bao người. Tuy nhiên, ‘giấc mơ Mỹ’ không phải đều trở thành sự thực với tất cả mọi người bởi đặt chân lên được đất Mỹ không phải là điều gì dễ dàng.
Vất vả sang được Mỹ là một chuyện, câu chuyện làm sao để tồn tại được ở xứ này lại càng khó hơn.
Bản thân tôi khi mới qua Mỹ cũng phải vật lộn với rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải mất rất nhiều năm sau, qua nhiều lần suy đi tính lại tới đau đầu, tôi mới có thể tìm được ‘lối thoát’ để mà vươn lên ở xứ Mỹ này. Vì vậy, tôi khuyên các bạn, hãy cứ lạc quan đi, rồi ai cũng sẽ tìm được mục tiêu, hướng đi của riêng mình, rồi lúc đó bạn sẽ tự trả lời được nỗi băn khoăn của bản thân về vấn đề đi hay ở.
Có nhiều người nói qua được đến Mỹ rồi không ai là muốn trở về, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Bởi lẽ thế hệ của chúng ta, những người qua Mỹ sau này, đều có xuất phát điểm khá tốt. Đa phần chúng ta trước khi qua Mỹ đều đã có một cuộc sống ổn định, công ăn việc làm phù hợp, dù không dư giả nhưng chắc chắn cũng không tới nỗi khổ cực mà phải tha phương cầu thực. Thậm chí có những người trước khi qua bên này định cư đã là chủ doanh nghiệp hay thậm chí có chỗ đứng nhất định trong xã hội.
Tuy nhiên đó là ở Việt Nam, khi qua đây tất cả đều trở về xuất phát điểm là con số 0, ai cũng như ai. Những người tính trước tình cảnh này thì không nói, nhưng có những người quá kì vọng vào cuộc sống Mỹ thì sẽ đâm ra chán nản, thất vọng và đương nhiên sẽ nhen nhóm trong đầu suy nghĩ quay trở về Việt Nam. Việc nên về hay nên ở lại tôi sẽ không bàn tới vì đó là câu chuyện cá nhân riêng của mỗi người, ai cũng có hoàn cảnh riêng, không thể đưa ra một lời khuyên cho tất cả. Cái tôi muốn chia sẻ là tâm trạng của những người mới qua, những người cũng luôn băn khoăn giữa câu chuyện đi hay ở.

Hình ảnh minh họa

Các quý vị chắc hẳn không thể nào quên được những ngày đầu qua Mỹ định cư và bản thân tôi cũng vậy. Như tôi nói ban đầu, cái khổ đầu tiên của chúng ta là phải bắt đầu làm lại tất cả mọi thứ, khi mà trong tay tất cả đều trở về con số 0, không nhà không cửa, không biết ngôn ngữ, không biết đường xá.
Khó khăn hơn là chúng ta đa phần qua Mỹ khi ở độ tuổi khoảng chừng 40, một độ tuổi quá khó khăn để bắt đầu mọi thứ lại từ đầu. Chưa kể những người bên Việt Nam đã làm chủ doanh nghiệp, công chức nhà nước khi qua bên này phải làm những công việc lao động tay chân thì lại càng cảm thấy không cam tâm, cảm thấy hụt hẫng. Rồi theo phản xạ tự nhiên, chúng ta lại so sánh cuộc sống hiện tại với cuộc sống trước kia bên Việt Nam và cảm thấy bản thân như bị tổn thương rất nhiều.
Đó là tâm trạng chung ai cũng phải trải qua khi mới qua Mỹ, chẳng ai dám mạnh miệng nói mình giỏi hơn ai khi mới đặt chân lên đất Mỹ. Rồi từ những khó khăn, áp lực như vậy, chúng ta lại nảy lên ý định hay trở về Việt Nam cho đỡ khổ. Nhưng thực ra, mọi chuyện đâu có dễ dàng như vậy.
Có rất nhiều người trước khi qua Mỹ đã bán nhà bán cửa, nếu muốn trở về cũng chẳng còn chốn mà về. Chưa kể công ăn việc làm cũng đã bỏ, nếu trở về cũng lại bắt đầu từ con số 0 thì chẳng thà ở lại Mỹ để phát triển cuộc sống mới còn tốt hơn. Thậm chí nếu trở về còn mang tâm lý xấu hổ, e ngại khi bị bạn bè, bà con lối xóm chê cười.
Thế rồi tâm trạng của chúng ta cứ bị dày vò bởi 2 luồng suy nghĩ, cứ băn khoăn không biết lựa chọn giải pháp nào cho tốt. Là người đã từng trải qua thời gian đầu cũng vất vả suy nghĩ như vậy, tôi xin phép được đưa ra những lời khuyên dành cho quý vị, những điều mà tôi nghiệm ra sau bằng đấy thời gian sống bên Mỹ.
Lý do lớn nhất khiến chúng ta phải đau đầu suy nghĩ là do chúng ta chưa có hội nhập được với cuộc sống Mỹ, chưa có tìm được lối đi và mục tiêu riêng cho riêng mình. Những khó khăn, trăn trở ở trên chẳng qua chỉ là thứ được sản sinh ra khi chúng ta chưa xác định được mục tiêu qua đây để làm gì và ý chí quyết tâm của bản thân cũng chưa đủ lớn.
Hãy cứ tin tôi đi, nếu tìm được một con đường cho riêng mình, quý vị sẽ cảm thấy mạnh mẽ như một ‘chiến binh’, rồi tự khắc sẽ tìm được động lực để mà phát triển bản thân ngay trên đất Mỹ. Quan trọng hơn hết, sống nơi xứ người cần phải tin vào bản thân, phải tin rằng mình có thể chiến thẳng mọi khó khăn, thử thách. Nếu làm được như vậy, tôi tin chắc rằng quý vị sẽ sớm thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và sớm tìm được định hướng cho cuộc đời mình.
Nguồn: Youtube Duong Trung Hieu
Biên tập: Ngọc Ánh/Tinnuocmy.com

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Thiếc thay một đoá “đồ mi” hay “trà my”?

273. Kiến thức ngày nay, số 182, ngày 10-8-1995, Dòng 845 của Truyện Kiều là: “Tiếc thay một đoá trà mi” Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh...

Dưới triều Nguyễn, người đánh con riêng của chồng (vợ) đến chết có thể bị xử tội chết

Ngày 19 tháng 5 năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tuần phủ Bắc Ninh hộ lý Ninh Thái Tổng đốc quan phòng Trương Văn Uyển trình tấu về bản án...

Những hình ảnh hiếm có về Sài Gòn năm 1979

Những hình ảnh sống động về Sài Gòn năm 1979 sẽ khiến ký ức của nhiều người thức tỉnh… Đường Lê Duẩn với Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)...

Phố cổ Bao Vinh trong lòng Cố đô Huế

So với phố cổ Hội An, những gì mà phố cổ Bao Vinh còn gìn giữ được thực sự là quá it ỏi. Dù vậy, khu phố này vẫn là...

Ngụ ngôn CON VE CÁI KIẾN – Thấy vậy chứ không phải vậy!

Con ve sầu chữ Hán gọi là Thiền hay Kim thiền. Nó còn có tên là con Điêu, con Tề nữ bởi do con Tề bào (tức con lãi đất)...

Dân tộc Cơ Tu trên đường xây dựng văn hóa

Người Cơ Tu hay Ca Tu, Ka Tu, K’Tu, còn được gọi Ca Tang, Gao, Hạ, Phương là một dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer chủ yếu sống ở Lào...

Cái chạn bát trong miền ký ức (Garde De Manger)

Cái chạn là vật đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người. Chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi mà sao thân thuộc đến thế. Giờ...

Nhớ về những ngày Tết Trung Thu xưa

1. Nguồn gốc ngày tết trung thu Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15)...

Bánh tét Trà Cuôn – Đệ nhất bánh tét ở miền Tây

Có thể nói bánh tét lá bồ ngót ở Trà Cuôn là đệ nhất bánh tét miền Tây do một tay chị Hai Lý dựng lên và sáng tạo thành...

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa Sim

Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái...

Exit mobile version