Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều khiến thợ nail của bạn phát điên

Sự hô hào của các phương tiện truyền thông về quan niệm “Khách hàng là Thượng Đế” trong các ngành dịch vụ nói chung và ngành salon, spa nói riêng đã tác động không nhỏ đến những khách hàng tìm đến các dịch vụ làm đẹp. Và đôi khi những hành động “vô tư” của các vị “Thượng Đế” này đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như tâm trạng của các thợ nail.

Việc bạn trả tiền và có yêu cầu cao đối với những dịch vụ mà mình nhận được không phải là sai. Tuy nhiên, khi đến các salon chăm sóc móng, bạn vẫn phải thể hiện thái độ tôn trọng và hành xử đúng mực với các nhân viên ở đây nếu muốn nhận được sự tôn trọng cũng như có được những bộ móng hoàn hảo nhất. Nếu vẫn chưa hình dung được những sai lầm (đôi khi vô tình) của mình là gì, chúng ta hãy cùng lắng nghe vài chia sẻ đến từ một số thợ nail để xem những hành động nào của các vị khách dễ khiến họ “bốc hỏa” nhất nhé!

1. Tốn quá nhiều thời gian khi chọn màu sơn

Ảnh: Loryn Brantz

Có thể nói, thời gian chính là tiền bạc đối với những người kinh doanh và các tiệm nail cũng không ngoại lệ. Mỗi dịch vụ nail của salon đều có một khoảng thời gian nhất định nhưng nhiều vị khách lại không hiểu điều này và tốn quá nhiều thời gian của thợ nail chỉ để “soi” từng lọ sơn.

2. Giật lấy giũa và tự giũa móng

Đây chính là một hành động xấu mà các khách hàng tuyệt đối không nên làm khi đến salon nail. Các thợ nail là những người chuyên nghiệp trong vấn đề này nên họ biết làm thế nào để giũa móng đẹp nhất cho khách. Việc bạn “cướp” công việc với thợ nail không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với họ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ dịch vụ móng nếu không biết giũa đúng cách.

3. Không bao giờ chịu nhận sai

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chỉ cần nhìn móng tay của bạn thì thợ nail đã biết bạn đã “phạm” lỗi gì khiến móng bị hở hay bị mẻ (vì “lỡ tay” khui đồ hộp hay trở thành người làm vườn bất đắc dĩ) nên tốt nhất là hãy thành thật với họ thay vì tỏ ra vô tội và cố đổ lỗi cho tay nghề của thợ nail.

4. Đòi hỏi mọi thứ

Mặc dù rất bận rộn với cuộc sống riêng của mình nhưng bạn cũng không nên đòi hỏi quá nhiều ở các thợ nail. Như các thợ nail đã chia sẻ, điều khiến họ cảm thấy khó chịu nhất chính là những vị khách, vừa mới ngồi vào ghế là đã bắt đầu hàng loạt những “yêu sách”, đại loại như: “Chị phải làm nhanh lên nhé vì tôi rất bận!” hay “Chị bớt một chút được không? Nhưng mà phải chất lượng đấy nhé!”

5. Đổi ý vào phút cuối

Bạn rất “ngoan ngoãn” để thợ nail sơn hết cả bộ móng rồi mới cảm thấy màu sơn này không hợp và muốn họ lau sạch hết để sơn lại từ đầu. Vậy thì chúng tôi có thể khẳng định rằng, sẽ không có chuyện gì khiến các thợ nail “phát điên” hơn chuyện này đâu!

6. Mang con nhỏ đến tiệm

Tuy trẻ con rất dễ thương và đáng yêu nhưng chắc hẳn không có người thợ nail hay nhân viên nào trong salon muốn trở thành “babysister” bất đắc dĩ. Tất cả đều có những nhiệm vụ của riêng mình. Chính vì vậy, bạn hãy trở thành những vị khách cư xử đúng mực và đừng bao giờ mang con nhỏ (dưới 5 tuổi) đến chỗ làm móng, để nó tự chơi với đồ chơi rồi thỉnh thoảng “nhờ” thợ nail chăm đầy bình nước cho con mình nhé!

7. “Khoe tài” làm móng

Đừng bao giờ khoe mẽ về “tài năng” tự làm móng ở nhà của bạn khi đến làm nail ở các salon và nói rằng “Chị nhìn xem, tôi đã tự mình thực hiện kiểu móng này…” Chưa nói đến những tác phẩm này tuyệt vời đến đâu nhưng việc khoe tài trước các thợ nail chuyên nghiệp thì chẳng khác nào “múa rìu qua mắt thợ” cả!

Ý nghĩa thâm sâu trong hôn lễ truyền thống của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người… Ca dao Việt có...

Ý nghĩa mỗi loài hoa trên tà áo dài Tết của phụ nữ Việt

Không chỉ điểm xuyết cho vẻ đẹp thanh tân và quyến rũ của người phụ nữ, họa tiết hoa trên những tà áo dài Tết còn mang nhiều tầng ý...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Ngôi mộ cổ độc đáo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Giữa trung tâm Sài Gòn có một di tích lịch sử độc đáo mà không nhiều người biết đến: Khu nhà mồ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837...

Ba Son – Cơ xưởng Hải quân quan trọng bậc nhất xứ Nam kỳ

Cơ xưởng hải quân Ba Son trực thuộc Bộ Hải quân Pháp, ra đời vào năm 1884, không chỉ nhằm mục đích sửa chữa tàu bè qua lại hoặc lưu...

Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân

Trên khu đất cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm mà ngày nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, từng tồn tại một trong những ngôi chùa đặc biệt...

Tại Sao Gọi Họ Là Người Tàu?

Phần thứ nhất Cách đây gần một năm, một người thuộc giới tri thức hàng đầu, ông Arjen Nguyen chuyển cho thân hữu mình một bài viết mang tên là “Ba...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 4 – Chữ viết

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Exit mobile version