Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn

Ai cũng vậy, vào lúc này hay lúc khác, sẽ có thời điểm cảm thấy cô đơn đến cùng cực. Nghịch lý ở chỗ xã hội càng phát triển, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn. Đến nỗi, giới khoa học phải đặt ra một khái niệm “cô đơn thời hiện đại” và tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc thực sự.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Anh Theresa May từng chia sẻ rằng có đến 9 triệu người Anh thường xuyên cảm thấy cô đơn. Bà thậm chí đã phải bổ nhiệm Bộ trưởng bộ Cô đơn (Minister of Loneliness) để giải quyết câu chuyện này.

Tại Mỹ cũng không khá hơn. Theo một nghiên cứu vào năm 2010 của AARP, có đến 40% người tham gia cho biết họ thường xuyên thấy cô đơn, trong khi tỉ lệ chỉ là 20% ở thập niên 1980.

Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 1.

Source: Olivia Linn

Chúng tôi có thực hiện một khảo sát nhỏ về mức độ cô đơn của mỗi người. Kết quả ghi nhận tổng số 4791 người tham gia trả lời, và có đến 59,4% có tần suất cô đơn cao. Trong đó, 29% thường xuyên cảm thấy cô đơn.

Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 2.

Khảo sát trên chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng nó cũng phần nào cho thấy sự cô đơn đang lan tỏa trong cộng đồng. Dù được vây quanh bởi hàng triệu con người, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn.

Bạn đang cô đơn đến mức độ nào?

*Hãy trả lời các câu hỏi bằng thang điểm từ 1 – 4. Trong đó 1 = không bao giờ; 2 = rất hiếm khi; 3 = thi thoảng; 4 = thường xuyên.

1. Tần suất bạn thấy không vui vì phải làm quá nhiều thứ một mình?

2. Tần suất bạn cảm thấy mình không có ai để trò chuyện?

3. Mức độ thường xuyên bạn cảm thấy không thể chịu được cảnh cô đơn một mình?

4. Bạn có thường xuyên cảm thấy không ai hiểu được mình?

5. Tần suất bạn thấy mình phải chờ đợi cuộc gọi, tin nhắn hoặc thông điệp từ ai đó?

6. Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn đến cùng cực?

7. Bạn có hay cảm thấy mình như không thể tiếp cận và giao tiếp với những người xung quanh?

8. Tần suất bạn thấy mình thèm khát một người bạn đồng hành?

9. Tần suất bạn cảm thấy khó khăn khi kết bạn?

10. Bạn có hay cảm thấy mình bị người khác cho ra rìa, ở ngoài cuộc trong các câu chuyện?

Kết quả:

1 – 19: Bạn không, hoặc rất hiếm khi cảm thấy cô đơn

20 – 24: Đây là phổ điểm trung bình của bài test. Bạn cô đơn ở mức chấp nhận được.

25 – 29: Mức độ cô đơn cao. Tần suất khá thường xuyên.

Trên 30: Tâm trạng của bạn rất tệ đấy, vì bạn thường xuyên cảm thấy cô đơn.

Nguồn: Daniel Russell – UCLA

Câu chuyện ấy càng rõ ràng hơn ở những quốc gia được xem là giàu có. Bản báo cáo của Julianne Holt-Lunstad – giáo sư tâm lý tại ĐH Brigham Young (Utah, Mỹ) với dữ liệu từ hơn 148 nghiên cứu đã chỉ ra rằng xã hội phát triển sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn. Tuổi thọ tăng lên, nhưng tỉ lệ người kết hôn giảm đi. Trẻ em ra đời ít hơn, tỉ lệ ly dị tăng lên, và rồi một bộ phận con người lại phải sống trong cô độc.

Nói cách khác, chúng ta sống thọ hơn, trong khi dần xóa bỏ những điều khiến cuộc sống ấy trở nên có ý nghĩa.

Hệ lụy kéo theo cảm giác cô đơn được đánh giá là rất nghiêm trọng. Trong một bài viết của NY Times năm 2017, tác giả có trích dẫn nghiên cứu chứng minh sự cô đơn còn gây nguy hiểm hơn cả việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày. Tỷ lệ người tử vong vì cô đơn cũng cao hơn béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Thứ kinh khủng hơn việc bị ốm, đó là khi bạn phải chịu đựng nó một mình.

Bác sĩ Dhruv Kullar chia sẻ trên The Times vào năm 2017

Làm sao để giải quyết sự cô đơn?

Đây là một câu chuyện gặp muôn vàn khó khăn, trong bối cảnh Internet bùng nổ. Trước kia, đã có ý kiến cho rằng Internet sẽ giúp con người ta cảm thấy bớt cô quạnh. Nhưng trớ trêu thay, việc lướt web, comment Facebook, tranh luận trên từng diễn đàn… lại chỉ khiến cảm giác cô đơn tăng lên.

Để chống lại sự cô đơn, không có cách nào khác ngoài việc tự tạo ra các mối liên kết xã hội cho bản thân. Nhưng với những người đã và đang thấy cô độc, làm được điều đó không phải đơn giản.

Tháng 1/2018, tờ The Guardian đã có một bài phỏng vấn các trường hợp từng thấy đơn độc đến cùng cực, và cách họ đã vượt qua cảm xúc ấy như thế nào.

Đầu tiên là Steve, anh rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp khi gần 30 tuổi. Ở thời điểm bạn bè anh đã bắt đầu chăm chút hơn cho sự nghiệp và gia đình, cuộc sống của Steve vẫn ngập trong tiệc tùng và chất kích thích cùng hội chơi nhạc của anh giữa lòng thành phố Leeds.

Một người bạn sau đó đã  cho Steve ít tiền để có thể tự thuê nhà và thoát ra khỏi cuộc sống tiêu cực đó. Nhưng đổi lại, tâm trạng anh xuống dốc không phanh. Trầm cảm, cô đơn và những nỗi sợ vô hình ập đến. Anh gặp bác sĩ tâm lý, nhưng những gì họ có thể làm là giữ cho anh không tự tử, chứ chẳng thể giúp cuộc sống đỡ bế tắc hơn.

Thế rồi đến một ngày, Steve nhận ra mọi lời khuyên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu anh không làm gì. Anh quyết định thay đổi, bước ra ngoài và giao tiếp. Anh tự bắt mình phải tham gia mọi sự kiện được mời, kể cả khi đó là bữa tiệc sinh nhật của cô nhóc 3 tuổi hàng xóm.

“Mọi thứ rất kinh khủng khi mới bắt đầu! Tôi giống như một thằng lập dị, ngồi ở góc phòng tiệc và nhìn vào hư vô. Nhưng tôi vẫn ở đó, vì tôi biết rằng mọi thứ sẽ chẳng thay đổi gì nếu tôi không làm. Thực sự kinh khủng, nhưng dần dần mọi thứ cũng dễ dàng hơn,” – trích đoạn phỏng vấn của Steve trên The Guardian. Và vài năm sau, lần đầu tiên Steve lại được cảm nhận mình là con người.

Source: Jon Krause

Một ví dụ khác là Amy Perrin. Cô từ bỏ ngôi nhà của mình, chạy theo tiếng gọi tình yêu cách đó hơn 300km. Mọi chuyện chẳng đi đến đâu, cô đã thấy mình thực sự lạc lõng. Nhưng rồi cô quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện – thứ mang lại cho cô những câu chuyện để tán gẫu với đồng nghiệp, và từ đó giúp cô gắn kết hơn với những người xung quanh.

Mấu chốt ở đây là sự kết nối. Bạn cần kết nối với mọi người, trong đó chỉ cần thân thiết với 1-2 người là quá đủ rồi.

Trên thực tế, nhiều trường hợp cảm thấy cô đơn vì không muốn đối mặt với xã hội. Họ sợ phải giao tiếp. Một số khác thì quá tập trung vào bản thân, từ chối mọi mối quan hệ bên ngoài, và rồi tách biệt hẳn với cộng đồng.

Đó sẽ là một vòng lặp cực kỳ luẩn quẩn. Bạn sợ giao tiếp, bạn thấy cô đơn, và cảm giác cô đơn lại càng làm chuyện giao tiếp trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng chỉ kết nối thôi là không đủ. Bạn sẽ phải nỗ lực hơn để xây dựng những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa. Đó sẽ là cả một quá trình dài, mất nhiều công sức, mồ hôi và cả nước mắt, nhưng thực sự đáng để làm.

Tham khảo: Loneliness, Mel Magazine, NY Times…

“Đồi thông hai mộ” ở Hồ Than Thở – Hồ Sương Mai và 2 câu chuyện tình bất diệt

Ngày nay, khi đưa du khách đến Đà Lạt tham quan danh thắng Đồi Thông Hai Mộ bên hồ Than Thở, thì các hướng dẫn viên du lịch sẽ kể...

Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời

Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm......

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Ai Cho Tôi Tình Yêu” Của Nhạc Sĩ Trúc Phương

“Ai cho tôi tình yêu Của ngày thơ ngày mộng Tôi xin dâng vòng tay mở rộng Và đón người đi vào tim tôi Bằng môi trên bờ môi Nhưng...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Bài học giáo huấn về đối nhân xử thế của Khổng Tử

Những cống hiến và vai trò của Nho gia trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng to lớn. Đặc biệt, văn hóa Nho gia còn được xem là ngọn nguồn...

Văn minh làng quê Việt Nam

Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống đầu tiên của Việt tộc khởi đi từ nếp sinh hoạt của làng, vì làng là cơ cấu văn hóa của nếp...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Thiếu Lâm tự: Sự ra đời của chốn tu hành linh thiêng

Tung Sơn, một trong những ngọn núi thiêng cao đẹp hùng vĩ và trùng điệp bậc nhất Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng với ngôi chùa Thiếu Lâm tự. Ngoài...

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ là một công trình kiến trúc độc đáo hội tụ bản sắc văn hóa của cả 4 dân tộc hiện diện ở...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của...

Lăng Ông Bà Chiểu trong tâm linh người Hoa

Ngày Tết, ngày Xuân, Lăng Ông Bà Chiểu rất đông người viếng. Có người Nam Kỳ, Bắc Kỳ và cả người Tàu (bà xẩm) đi viếng, cúng tế thành tâm...

Exit mobile version