Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Việt và thói nói một đàng, làm một nẻo

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện…

Đàn ông Việt có tính thích đọc sách báo rồi ra đường bàn bạc, nên trên phương diện ý thức công dân có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào hiểu biết rộng hơn. Nhưng lạ một điều là cái kiến thức đó lại không được dùng để xây dựng cho cá nhân hay xã hội cho nên chúng ta mới thua kém các sắc dân khác.

Không nói đâu xa chỉ cần bước vào một tiệm nhậu hay quá cà phê vốn đầy rẫy trên mọi nẻo đường đất nước là người ta có thể nghe đủ mọi câu chuyện từ Tây sang Tàu đến Việt Nam: áp phe, mánh lới làm ăn, lạm phát, tham nhũng, đại học Úc-Mỹ, tranh chấp Biển Đông, cách mạng Ai Cập, khủng hoảng kinh tế toàn cầu v.v…Nhờ đọc nhiều báo mạng, báo giấy lại thích xem tivi, nghe radio nên nhiều người biết rất rỏ tình hình thời sự.

Chẳng hạn khi bàn về môi trường ai cũng hiểu nhiệt độ trái đất nóng khiến tan băng làm nước biển mặn dâng cao tràn vào ruộng lúa – nhưng rồi sau đó thì quăng rác ngay xuống lề đường như xem chuyện bảo vệ môi trường là do ai đó lo chứ không phải chuyện của mình.

Hay nói về xã hội văn minh thì nhiều người sau khi so sánh cách sống của Mỹ – Tây rồi bước ra đường cứ mặc tình chen lấn.

Hoặc trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện.

Các phường xóm treo biển đề cao Nếp Sống Văn Hoá ngay bên cạnh những quán ăn nhậu ồn ào, rồi đến tối xì ke ma tuý. Sơn chữ Cấm Đái Bậy thì đêm khuya ăn nhậu sương sướng rồi cứ tiện đâu thì xì đó.

Người Việt lại hay châm biếm các dân tộc khác: xem thường người Tàu cho dù Trung Quốc đang chiếm lĩnh kinh tế và lấn chiếm biển Đông; cười dân Mỹ vì bên đó đi làm cực quá chớ không biết hưởng như ở Việt Nam.

Còn tại hải ngoại, câu nói đầu tiên suốt 30 năm là ra nước ngoài rồi phải đoàn kết lại lo cho cộng đồng và đất nước; ngay sau đó quay lại đả kích lẫn nhau.

Cái khó là người Việt nào cũng tài giỏi về lý luận, thích tranh luận nhưng thường là nói thì hay mà làm thì dở, thậm chí không chịu làm. Vậy nên từ xưa cha ông ta đã có câu: nói một đàng làm một nẻo!

Cái tật này nếu là ở một người dân bình thường đã là không hay ho gì, nếu là một người có vị trí cao trong xã hội thì nguy hại vô cùng. Công việc không thành là do cái tật này. Và mất lòng tin lẫn nhau cũng từ đó mà ra.

Khắc phục cái tập tính không hay ho gì này quả là việc không đơn giản tý nào, phải rèn từ nhỏ thì may ra mới bỏ được.

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Lịch sử ngành Tạp Chí

Sự khởi đầu của tạp chí in Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Về các loại dấu triện kim bảo trên sắc phong thần 1428- 1945

Trong nhiều di tích lịch sử văn hóa đình, đền, miếu thờ ở nước ta còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong thần do các triều vua Lê, Mạc, Tây...

Dung người được báo

Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên...

Sự tương đồng giữa cổ sử Việt và Maya

Trong các tác phẩm và các bài viết trước, tôi đã chứng minh Maya và cổ Việt liên hệ ruột thịt với nhau. Bài viết này khai triển thêm sau...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Người nhẫn nhịn mới có thể làm việc lớn

Trong “Nhẫn Kinh” viết: “Người có thể làm Tể tướng là dựa vào tài năng của họ, người ấy có thể làm đại thần ở chốn triều đình là bởi vì...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Sài Gòn và những công trình đầu tiên

Sài Gòn – thành phố không bao giờ ngủ, hòn ngọc của Viễn Đông – với lịch sử 300 năm, những công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển...

Exit mobile version