Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ hương vị “Hủ tiếu gõ”

Chẳng ai nhớ rõ hủ tiếu gõ có từ bao giờ, nhưng những ai từng có thời gian sống ở Sài Gòn hẳn đã thường xuyên bắt gặp những chiếc xe hủ tiếu gõ trên các con phố vào mỗi buổi đêm, khi các quán ăn đều đã đóng cửa.

Xe hủ tiếu gõ ( Nguồn hình: kenh14)

1. Những chiếc xe hủ tiếu gõ thô xơ, giản dị

Hủ tiếu gõ là một món ăn rất bình dân, thường được bán ở các lề đường, vỉa hè vào buổi tối và đêm muộn. Không hàng quán cầu kỳ, đó chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ thô xơ, giản dị với chiếc tủ kính nhỏ đựng các loại nguyên liệu cho món hủ tiếu. Điểm đặc biệt trên chiếc xe đó là mỗi chiếc xe đều có một chiếc chuông nhỏ hoặc thanh sắt dùng để gõ tạo ra âm thanh “lóc cóc”. Những chiếc xe hủ tiếu gõ cứ thế len lỏi khắp các con đường, góc hẻm, qua những trường học hay khu xí nghiệp,.. cùng với tiếng “lóc cóc” đó. Đây cũng là lý do vì sao lại có tên là hủ tiếu gõ.

Ăn hủ tiếu gõ về đêm (Nguồn hình: Depplus)

2. Sức hút của hủ tiếu gõ

Thành phần của tô hủ tiếu gõ cái gì cũng chỉ có “một chút”: một chút hủ tiếu, chút thịt heo thái mỏng, ít giá đỗ, ít hẹ, thêm miếng tóp mỡ thơm bùi và quan trọng nhất không thể thiếu đó là nước lèo. Nước được ninh từ xương heo và rau củ thật kỹ để tạo nên vị ngọt thơm hấp dẫn. Vì thế mà dù bát hủ tiếu chẳng được nhiều thịt, chẳng đầy ắp các loại nhân nhưng vẫn cứ khiến những ai đã ăn một lần là sẽ phải ăn thêm nhiều lần khác.

Tô hủ tiếu gõ (Nguồn hình: foody)
Những tô hủ tiếu ngon lành (Nguồn hình: kenh14)

3. Vị khách của hủ tiếu gõ

Đa số các vị khách hàng là những người lao động nghèo, công nhân, sinh viên hay những người có thu nhập ít ỏi… Người ta lựa chọn hủ tiếu gõ bởi đây là một món ăn đơn giản, lại có giá rẻ. Chẳng biết có loại hủ tiếu nào rẻ hơn hủ tiếu gõ không nhỉ? Mỗi tô hủ tiếu chỉ có giá 10 ngàn, chỗ 15, chỗ 18 ngàn… nhưng vẫn đầy đủ hủ tiếu, rau, giá, thịt heo thái mỏng, bò viên, có chỗ còn cho thêm trứng cút và vài cục xí quách (xương heo).

Xe hủ tiếu gõ về đêm (Nguồn hình: nhavantuketuong)

Sau này, đối tượng ăn hủ tiếu gõ cũng nhiều hơn, không hẳn là những người nghèo nữa mà dần dần, người ta ăn hủ tiếu gõ vì muốn thử, ăn rồi thấy ngon, rồi quen, rồi ghiền lúc nào không hay. Trải qua nhiều thăng trầm, hủ tiếu gõ đến nay vẫn cứ là một món ăn rẻ được tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên yêu thích. Hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Xe hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một du lịch Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Nguồn CHUDU24

Bí quyết kết giao trong xã hội hỗn loạn

Việc kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn đời, hay bạn hàng, đối tác làm ăn là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì những người ấy đều có ảnh hưởng...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

Bảng kê ngày hoàng đạo, hắc đạo theo lịch can chi từng tháng. Tháng âm lịch Ngày hoàng đạo (tốt) Ngày hắc đạo (xấu) Giêng, bảy Hai, tám Ba, chín...

Nguồn gốc nghệ thuật ca trù và hát Cô đầu – hát cô đầu trong văn chương và âm nhạc

1. Quá trình hình thành và phát triển của ca trù Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng...

Ngôi nhà cấp 4 làm mê mẩn lòng người ở Hội An

Nằm giữa cánh đồng bao la, ngôi nhà tại Hội An hiện là đề tài được cư dân mạng bàn tán. Không gian sống mang hơi hướng đồng quê này...

Trên đời vốn vô sự, chỉ có con người tự sầu lo

Ở cõi đời này, chúng ta chỉ là những vị khách qua đường vội vã. Trên dòng sông thời gian dài đằng đẵng, ta từng trải qua bao cảnh tử...

André Malraux và Việt Nam

Khi André Malraux bước lên chiếc tàu Angkor tại hải cảng Marseille một ngày tháng 10 năm 1923 để thực hiện một chuyến du hành dài sang Đông Dương, ông chưa được 22 tuổi...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương năm: Đề mục – Văn bài

Trước một ngày, khảo quan vào chầu trong cung để cùng vua chọn đề mục, vua thân ra đầu đề, rồi cho sao thành nhiều bản để hôm sau phát...

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Nhân cách của người quân tử

“Sống ở đời nên làm người quân tử”, đó là bài học quý giá của tiền nhân. Tuy nhiên ngày nay trắng đen đảo lộn, rất khó phân biệt được...

Exit mobile version