Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bố mẹ ly hôn rồi, con biết phải làm sao?

Mẹ biết là con sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều nhưng mẹ sẽ đảm nhiệm vai trò làm bố!

Em sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không sống với nhau từ khi em học lớp 5. Một đứa trẻ con như em thì làm sao có thể hiểu chuyện và cảm thông cho hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ đây? Đó là một điều hoàn toàn không thể xảy ra, từ lúc biết bố mẹ ly hôn, ngày nào đi học em cũng bị bạn bè trêu. Vì tính chất công việc bận rộn, nên hôm nào cũng tăng ca để cuối tuần có thời gian ở bên cạnh em. Một tuần làm việc mệt mỏi là thế nhưng không có thứ 7 chủ nhật nào mà mẹ không đưa em đi chơi.

Mẹ luôn an ủi em rằng: “Không phải bố con không quan tâm con mà ông ấy đang quan tâm con theo cách khác” thế nên lúc nào em cũng vui vẻ. Cho đến khi em vô tình nghe lén được cuộc trò chuyện của bố mẹ, bố em nói rất to và dõng dạc trong điện thoại: “Con mày đẻ! Mày tự nuôi chứ tao không có trách nhiệm.” Nghe đến đây em đã không kịp ngăn dòng nước mắt đang tuôn trào từ khóe mắt mà khóc to. Mẹ nghe em khóc đã vội vàng cúp máy và chạy đến ôm em. Cứ như thế hai mẹ con ôm nhau khóc, mẹ nhẹ nhàng thơm lên má em và nói: “Mẹ biết là con sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều nhưng mẹ sẽ đảm nhiệm vai trò làm bố!”

Gia Đình, Ly Dị, Tách, Trước, Trẻ Em, Cha, Mẹ, Con Gái

Lúc đi học, vì không muốn chứng kiến cảnh các bạn khác được bố mẹ yêu thương đưa đón về nhà, nên lúc nào khi chuông reo hết giờ vang lên, em cũng chạy thật nhanh về nhà. Những lúc bạn bè khoe rằng được bố mẹ đưa đi chơi thì em chỉ im lặng ôm nỗi tủi thân mà không hề lên tiếng. Em không tủi thân vì không có bố, em chỉ buồn bởi mẹ đã vì em mà phải chịu rất nhiều khó khăn.

Có nhiều lúc em chỉ muốn mình chưa từng tồn tại, để em không phải chịu đựng những điều tồi tệ như thế này nữa và mẹ cũng sẽ không khổ vì một mình gồng gánh nuôi em. Quá nhiều lần phải hứng chịu lời trêu đùa không thiện ý, những lời nói ra nói vào của hàng xóm, của họ hàng khiến em thương mẹ nhiều hơn.

Theo thời gian, những vết thương ấy cùng em lớn lên. Em nhận ra rằng cách lựa chọn tốt nhất để đối diện với việc bố mẹ ly hôn chính là chấp nhận nó. Để cuộc hôn nhân đi đến tan vỡ thì đó không phải là một câu chuyện nhỏ nhặt. Không thể nói hàn gắn là dễ dàng được. Hiện tại, em không trách bố nữa vì bố là người mang em đến thế giới này, có bố thì mới có em của ngày hôm nay.

Hôn nhân tan vỡ của bố mẹ sẽ tác động rất nhiều đến những đứa trẻ, nếu đã đủ tuổi để nhận thức và cảm thông cho điều đó thì mọi chuyện sẽ không nghiêm trọng. Nhưng nếu các em còn quá nhỏ chưa thể chấp nhận được việc bố mẹ ly hôn thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các em. Có rất nhiều trẻ sau khi bố mẹ ly hôn, đã bị cuốn vào những vòng xoáy sai lầm, tội lỗi. Các em vì thiếu tình yêu thương từ bố mẹ mà kết thân cùng bạn bè xấu và rơi vào những tệ nạn xã hội.

Việc bố mẹ tìm hạnh phúc mới sau khi hôn nhân tan vỡ không có gì sai, vì ai cũng có nhu cầu về hạnh phúc. Nhưng hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và cư xử một cách hợp lý để các em – những đứa trẻ chưa thể phân định đúng sai có thể thích ứng được và không phản ứng theo chiều hướng tiêu cực.
Cho dù cuộc hôn nhân có đi đến kết thúc tồi tệ như thế nào thì xin bố mẹ hãy suy nghĩ cho con cái mà cư xử theo cách nhân văn nhất!

Mỹ Tho “thành phố trầm lặng”

Người ta được biết rằng từ bốn thập niên qua, thì vùng địa lý của tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là khu vực đất đai của tỉnh Mỹ Tho...

Thờ Phượng Tổ Tiên – Phan Hưng Nhơn

Thờ phượng Tổ Tiên là một tập tục đặc thù của dân tộc Việt Nam để con cháu hiếu thảo luôn luôn tưởng nhớ đến các tiền nhân trong gia...

Trang sức của người Việt cổ 2500 năm trước

Vòng ống chân, vòng ống tay, khuyên tai hay nhẫn được chế tác từ nhiều chất liệu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn cách nay 2500-2000 năm...

Hà Nội thời bao cấp

Trong cuốn sách ảnh "Hà Nội một thời" sắp phát hành, tác giả John Ramsden ghi lại những khoảnh khắc quý giá về thủ đô những năm 1980. John Ramsden...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Những điều thú vị về hội họa truyền thống Trung Hoa

Vì sao các bức tranh của Trung Quốc thường không được đóng khung? Vì sao các bức hoạ của Trung Quốc lại thường chỉ dùng màu trắng và màu đen?...

Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân

Trên khu đất cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm mà ngày nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, từng tồn tại một trong những ngôi chùa đặc biệt...

Hà Nội năm 1990 trong 50 bức ảnh của John Vink

Trẻ em nhảy tàu điện, đánh cờ bên bờ hồ Gươm, tiệm cắt tóc ven hồ… là những hình ảnh sẽ khiến nhiều người xúc động về Hà Nội năm...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Loạt ảnh đẹp về Hà Nội năm 1959

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hà Nội giờ khác xưa nhiều lắm, sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn Hà Nội qua những bức...

Exit mobile version