Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dưỡng một phẩm chất tiềm ẩn của người phụ nữ

Giáo dưỡng là một phẩm chất tiềm ẩn, người phụ nữ có giáo dưỡng sẽ không vì năm tháng xoay vần mà mất đi sự lộng lẫy, mà sẽ càng ngày càng rạng rỡ say đắm lòng người. Một người phụ nữ có thể không cần xinh đẹp, thậm chí không cần nhiều khí chất nhưng không thể không có giáo dưỡng. 

Giáo dưỡng là “điều mình không muốn, chớ làm cho người”

“Điều mình không muốn, chớ làm cho người” là giải thích rất rõ ràng của giáo dưỡng. Giáo dưỡng không phải là muốn gì làm nấy, không phải coi mình là số một trên cõi đời này mà là đối xử tử tế với người khác, là thiện đãi chính mình, là quan tâm và biết lắng nghe người khác, đứng tại góc độ của người khác mà cảm thụ họ. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

Vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ là sự giáo dưỡng

Sự tu dưỡng và sức hấp dẫn của người phụ nữ là cần dùng tâm để nhận thức và thấu hiểu. Thông qua tu tâm dưỡng thân liên tục, sức hấp dẫn của họ ngày hôm nay lớn hơn hôm qua, ngày mai lại lớn hơn hôm nay.

Giáo dưỡng là sự tỉ mỉ chi tiết trong cuộc sống thường ngày khiến người khác ấn tượng

Giáo dưỡng của một người là một loại tích lũy thói quen, là sự kết hợp với hàm dưỡng (tu dưỡng bên trong). Nếu nói giáo dưỡng như hoa, thì trí tuệ là dưỡng chất không thể thiếu. “Trí tuệ” của người phụ nữ đến từ học tập, thể ngộ của bản thân, sự tu dưỡng không ngừng, không mệt mỏi mà có được. Người có sắc thân không thanh tịnh, nhiều ý nghĩ dâm dục thì rất khó để khai phát ra trí tuệ. “Trí tuệ” ở đây không đơn thuần chỉ là những tri thức trong sách vở mà còn là sự vận dụng những tinh hoa, đạo đức truyền thống trong cách đối nhân xử thế.

Phụ nữ có giáo dưỡng sẽ không vì tuế nguyệt xoay vần mà mất đi sự rực rỡ, mà sẽ càng ngày càng lộng lẫy. Trí tuệ là dưỡng chất không thể thiếu của xinh đẹp. Diện mạo người phụ nữ có thể không xuất chúng, có thể trông rất bình thường thậm chí không có nhiều khí chất nhưng không thể không có giáo dưỡng.

Phụ nữ có giáo dưỡng đối nhân xử thế rất tự nhiên, rộng rãi, không kiêu ngạo cũng chẳng tự ti. Phụ nữ có giáo dưỡng thấu hiểu lòng người, hiểu rõ cuộc đời nhưng lại không đi vào cực đoan, gặp bất cứ sự việc gì cũng không kinh không sợ.

Phụ nữ có giáo dưỡng phân biệt sự tình một cách đoan chính, đối diện với truy cầu của đàn ông sẽ không mù quáng, hiểu được việc từ chối những lời cảm mến một cách khéo léo. Khi người đàn ông quyết định rời xa, dù cho lệ rơi trong lòng cũng không níu giữ, hiểu được “duyên hết tình tan”. Buông tay là cho anh ấy lối thoát và cho chính mình một con đường lui.

Phụ nữ có giáo dưỡng, khi đối diện với danh lợi, kim tiền sẽ suy nghĩ thật kỹ, cân nhắc nhiều lần, không dễ khiến bản thân lâm vào hoàn cảnh lúng túng khó xử. Phụ nữ có giáo dưỡng là gió nhè nhẹ mưa lay bay trong năm tháng yên bình. Phụ nữ có giáo dưỡng khi gặp trắc trở trong cuộc đời, sẽ như núi cao sông lớn để nhìn mọi thứ nhỏ bé lại, ở trên ngọn núi cao mà thấy được phong cảnh hùng vĩ, những khó khăn kia so với cảnh tượng hoành tráng thì đáng là gì.

Phụ nữ có giáo dưỡng đều yêu thích đọc sách và học tập. Họ xuất thân không nhất định là gia đình “trâm anh thế phiệt” nhưng hiểu được tri thức phong phú mới có là điều chân thực, nhờ đó mới được lợi ích cả đời.

Phụ nữ có giáo dưỡng đều tôn trọng quý trọng ưa chuộng bản tính tự nhiên chân thật. Họ hiểu rằng chỉ cần có tâm hồn thuần khiết thiện lương mới có thể cảm nhận được sự chân thực của sinh mệnh.

Họ đối với bạn bè thì giống như mùa xuân ôn hòa. Trình độ cao thấp của giáo dưỡng người phụ nữ là đo lường văn minh xã hội. Bởi vì phụ nữ là mẹ, là người nuôi dưỡng dạy dỗ thế hệ sau.

Dù cho xã hội phát triển nhanh đến đâu, dù cho phụ nữ có thể đóng vai như thế nào trong xã hội, thì làm mẹ vẫn là vai trò quan trọng.

Hết thảy người mẹ trên thế giới này đều hy vọng con cái của mình trở thành người có giáo dưỡng, trở thành người được tôn trọng.

Do đó phụ nữ muốn làm mẹ không thể không có giáo dưỡng. Đàn ông bình thường họ tôn trọng những người phụ nữ có giáo dưỡng và có nội hàm, cũng muốn tiếp cận người phụ nữ như vậy. Đàn ông coi đó là điều vinh diệu. Nếu điều kiện cho phép, có thể lấy người phụ nữ như thế về nhà, chung sống một đời…

Phụ nữ à, hãy làm người phụ nữ có giáo dưỡng và đừng quên quan tâm chăm sóc bản thân mình và người khác.

Đà Lạt thập niên 1990

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí…...

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ. Mỗi buổi...

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P10, 11, 12)

CHƯƠNG X. NẾP PHONG TỤC THUẦN PHÁC CỔ XƯA Trong những làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm, chúng ta đã quan sát người Việt cổ qua cách ăn...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Danh tướng kiệt xuất của người Việt

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Bolero Và Người Việt

Trước đây khi tôi nghe những chương trình tin tức và bình luận về âm nhạc trong nước trên radio, lúc ấy vào khoảng cuối những năm 2000, người ta...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

6 cây cầu gắn liền với lịch sử Sài Gòn

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Exit mobile version