Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm cha mẹ là phải trì chí

Giáo dục con cái là cách đầu tư tốt nhất cho hạnh phúc của nửa sau cuộc đời!

Nguyên tắc giáo dục gia đình, chìa khóa là cha mẹ có thể kiên trì!

Đối với một đứa trẻ thì chỉ số cảm xúc quan trọng hơn chỉ số thông minh, và đạo đức quan trọng hơn so với năng lực. Nếu thật sự lo lắng quan tâm cho con, cha mẹ nên bồi dưỡng cho con cái hai từ, đó là: Kiên trì.

Làm cha mẹ có năm tầng thứ: 

Tầng thứ nhất: Sẵn sàng chi tiền cho con trẻ.

Tầng thứ hai: Sẵn sàng dành thời gian cho trẻ.

Tầng thứ ba: Cha mẹ bắt đầu suy nghĩ về các mục tiêu của giáo dục.

Tầng thứ tư: Cha mẹ cải thiện bản thân để giáo dục con cái.

Tầng thứ năm: Ủng hộ, khích lệ con trẻ hãy là chính mình, đồng thời làm gương cho con.

Ngoài việc sẵn sàng chi tiền cho con cái, bạn sẽ dành thời gian cho chúng chứ? Bạn có cảm thấy mất thời gian không?

Bạn có đặt ra những câu hỏi về mục đích của giáo dục, suy nghĩ về kế hoạch cuộc sống của con bạn? Bạn có thể đồng hành và nói chuyện với con bạn? Tư duy của bạn có ăn nhịp với tốc độ trưởng thành của con bạn hay không?

Chúng ta làm cha mẹ, phải chăng đều đang tràn đầy nhiệt huyết và mộng tưởng, là những bậc cha mẹ khoa học, cha mẹ lý trí, mà không phải lấy “cha mẹ yêu thương” làm danh nghĩa, đang cố ý hoặc vô ý làm tổn thương con cái và ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng?

Mười “con dao” trong giáo dục gia đình hiện đại, bạn đã vô tình sử dụng cái nào?

Con dao đầu tiên: Chăm sóc quá nhiều, khiến trẻ không biết trân trọng;

Con dao thứ hai: Nói quá nhiều, khiến trẻ phản kháng;

Con dao thứ ba: Can thiệp quá nhiều khiến trẻ thiếu tự chủ;

Con dao thứ tư: Kỳ vọng quá nhiều, khiến đứa trẻ khó chịu đựng;

Con dao thứ năm: Đổ lỗi quá nhiều, khiến trẻ mất động lực;

Con dao thứ sáu: Thay đổi quá nhiều chỗ ở, khiến đứa trẻ không biết gắn bó;

Con dao thứ bảy: Để ý quá nhiều, khiến đứa trẻ muốn giấu cha mẹ;

Con dao thứ tám: Hưởng thụ quá nhiều, khiến đứa trẻ không biết tiết kiệm.

Con dao thứ chín: Thỏa mãn quá nhiều, khiến đứa trẻ thiếu hạnh phúc;

Con dao thứ mười: Bao bọc quá nhiều, khiến đứa trẻ không thể trưởng thành.

Bạn nghĩ rằng càng cho con cái miễn phí nhiều bao nhiêu thì chúng sẽ quay lại đền đáp bạn bấy nhiêu? Không hẳn như thế! Chúng ta phải yêu thương con cái và để chúng cảm nhận được tình yêu ấy. Nhưng đừng để tình yêu quá tràn ngập, cũng không nên cái gì cũng phải nuông chiều nhân danh tình yêu.

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Nhưng cho dù thử thách có lớn đến đâu, quản giáo con cái luôn là việc của bạn. Bởi vì làm cha mẹ, chức vụ này không thể bị từ bỏ, cũng chẳng thể nghỉ hưu, con bạn dẫu trước 18 tuổi hay sau 18 tuổi, chúng vẫn tìm đến bạn để gây phiền nhiễu. Và chỉ số hạnh phúc cho nửa sau của cuộc đời của bạn, chính là sự phát triển của con bạn.

Đứa trẻ nhìn bóng dáng của cha mẹ mà lớn lên. Một gia đình hòa thuận là quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Phụ huynh coi trọng giáo dục gia đình chính là trách nhiệm cho sự phát triển lành mạnh suốt đời của con. Đứa trẻ xuất thân từ gia đình, lớn lên trong gia đình, và nó sẽ xây dựng một gia đình cấp cao hơn trong tương lai.

Cha mẹ là cây đại thụ của con cái, là chỗ dựa vững chắc của con. Không có cha mẹ, không có nhà, hãy để không khí gia đình hòa thuận là môi trường tốt đẹp cho sự trưởng thành của con cái.

Nếu bạn ở tuổi trung niên, sự nghiệp cũng cần, gia đình cũng muốn. Và con trẻ chính là sự tiếp nối cuộc sống của chúng ta, cho dù chúng ta ở bên ngoài mạnh mẽ như thế nào, cuối cùng sẽ trở về với gia đình. Nuôi dưỡng và quan tâm đến sự trưởng thành của con, cũng có thể là một sự nghiệp.

Thêm một đứa trẻ thành công, thêm một gia đình thành tựu, chẳng phải là đang góp phần xây dựng một xã hội hài hòa?

Hòa An biên dịch
Theo aboluowang.com

Nói thêm về thành ngữ Việt

Theo định nghĩa, thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực...

Vì sao thời xưa con gái bị gọi là ‘nha đầu’?

Trong một số truyện cổ, ta thường bắt gặp cách xưng hô với con gái là “Nha đầu”, hai chữ “Nha đầu” này từ đâu mà có? Trong một số...

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa...

Nguồn gốc địa danh Sài Gòn

Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong...

Quảng cáo Việt Nam ngày trước trông ra sao

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Giá trị truyền thống trong hôn lễ của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người…Ca dao Việt...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Đại Việt sử ký toàn thư – bộ sách được viết trong hơn 200 năm

Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, kho tư liệu...

Củ nén – Gia vị trứ danh trong món ăn xứ Quảng

Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng gia vị rất riêng làm nên hồn cốt của tinh túy ẩm thực của địa danh ấy. Về với mảnh đất Thu...

Hội làng và những sinh hoạt văn hóa của người Việt

Từ xưa đến nay,Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp làm đầu, trong đó làng xã là những đơn vị cơ sở. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của...

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Exit mobile version