Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phương pháp nuôi con EASY – Con ngoan, mẹ thảnh thơi

Nuôi con theo phương pháp EASY là một cách thức huấn luyện nếp sinh hoạt – ăn ngủ của trẻ theo một chu kỳ có tính chất lặp đi lặp lại.

Việc xây dựng chu kỳ sinh hoạt cho bé khoa học và hợp lý không chỉ giúp con ngủ ngoan, ăn ngon, vui vẻ mà còn giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi trong việc chăm sóc bé cho mẹ.

Trong bài viết này, mời bạn cùng tạp chí ĐÁNG NHỚ tìm hiểu về phương pháp EASY cùng cách thức áp dụng sao cho hiệu quả.

EASY là gì?

EASY (Eat – Activity – Sleep – Your time) là chuỗi hoạt động bao gồm: Ăn – Hoạt động (chơi) – Ngủ – Thời gian của mẹ. Đây là một khái niệm về chu kỳ sinh hoạt dành cho bé sơ sinh, được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Chu kỳ này bắt đầu từ sáng lúc trẻ sơ sinh vừa thức dậy cho đến tối khi con lên giường đi ngủ. Các hoạt động bao gồm:

Thế nhưng có không ít mẹ bỉm sữa lầm tưởng EASY là phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh. Thế nên, chúng ta cần hiểu đúng EASY là phương pháp luyện nếp sinh hoạt cho bé ngay từ khi con còn rất nhỏ. Do đó, việc luyên ngủ chỉ là một phần trong phương pháp nuôi con EASY mà thôi.

Những lợi ích mà phương pháp EASY mang lại cho mẹ và bé

1. Lợi ích đối với trẻ sơ sinh

Việc nuôi con theo phương pháp EASY giúp bé dần hình thành nhịp sinh học sau khi quen dần với tuần tự các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày. Điều này thường giúp trẻ cảm thấy chủ động, tự tin bởi con biết sau khi ngủ dậy con sẽ được mẹ cho ăn. Sau khi ăn xong, bé được chơi và khi mệt thì được đi ngủ. Nhiều chuyên gia nhi khoa cho rằng đây là nền tảng cơ bản nhất để bé xây dựng lòng tin với mẹ/người chăm sóc.

Bởi nếu chu kỳ sinh hoạt của bé được duy trì đều đặn và  tuần tự, con sẽ dần hiểu và có thể chờ đợi việc sắp diễn ra ngay sau đó.

2. Nuôi con theo phương pháp EASY: Những lợi ích cho mẹ

Nếu nếp sinh hoạt của bé diễn ra đều đặn và tuần tự như EASY, bạn sẽ cảm thấy chẳng có áp lực gì đáng ngại trong việc chăm con. Để làm được điều này, bạn cần hiểu đúng nhu cầu của con chẳng hạn như nghe tiếng khóc của bé và biết con đang muốn báo hiệu điều gì. Ví dụ: con đói, con cần thay tã, dấu hiệu con đang buồn ngủ hoặc chỉ đơn giản là con cần có người vỗ về.

Việc mẹ “bắt đúng” tín hiệu của bé sẽ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ bú vặt khi mẹ thấy bé khóc liền cho rằng con đói rồi cho bé bú nhưng thực chất không phải. Bé khóc có thể do con buồn chán, mệt mỏi, gắt ngủ… Hơn nữa việc cho con bú vặt có thể khiến bé thường chỉ bú sữa đầu nên dẫn đến sự mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối khiến con không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết.

Việc “bắt đúng sóng” và đáp ứng đúng nhu cầu của bé giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc bản thân hay làm những công việc khác. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng trong quá trình nuôi con nhỏ.

Các chu kỳ của phương pháp nuôi con EASY

Hẳn bạn đã thấy việc nuôi con theo phương pháp EASY mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn vẫn băn khoăn nên áp dụng phương pháp này như thế nào để đạt được hiệu quả như mong đợi?

Theo các chuyên gia nhi khoa, ở mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau, việc áp dụng các chu kỳ EASY sẽ khác nhau.

1. Chu kỳ EASY 3

Độ tuổi áp dụng

Mẹ có thể áp dụng chu kỳ EASY 3 cho các bé trong độ tuổi khoảng 0 – 6 tuần. Nhiều mẹ chia sẻ họ đã áp dụng EASY 3 cho đến khi con được 3 tháng tuổi. Để có thể áp dụng chu kỳ này vào việc rèn nếp sinh hoạt cho con, bạn cần chú ý một trong những điều sau:

Lưu ý là với các bé sinh non dưới 28 tuần nếu mẹ muốn nuôi con theo phương pháp EASY, cần xem xét cân nặng của bé (đạt cân nặng trung bình như đã nêu ở trên), độ tuổi áp dụng (độ tuổi đúng là căn cứ trên ngày dự sinh của bé).

Thời gian cho ăn

Theo các chuyên gia nhi khoa, bé sinh ra đủ tháng, cân nặng trên 2,7kg có thể duy trì việc dự trữ năng lượng trong vòng 3 giờ. Do đó, thời gian giãn cách giữa mỗi cữ bú của bé có thể là từ 2,5 – 3 giờ, thời gian cho mỗi cữ bú kéo dài khoảng 20 – 45 phút. Con cần được ăn ngay sau khi thức dậy.

Trong ngày, con sẽ bú khoảng 5 cữ vào các khung giờ như: 7:00 – 7:45, 10:00 – 10:45, 13:00 – 13:45, 16:00 – 16:45, 19:00 – 19:45.

Trong thời gian ngủ ban đêm, bé có thể thức dậy bú 2 – 3 cữ tùy nhu cầu.

Thời gian hoạt động

Sau khi bú no, bé được ợ hơi, được thay tã, vệ sinh cơ thể và được chơi. Sau đó, mẹ quan sát tín hiệu của con để thực hiện trình tự ngủ cho bé.

Thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả việc thực hiện trình tự ngủ khá ngắn chỉ khoảng 20 – 30 phút. Trong giai đoạn này, tổng thời gian thức trong ngày của bé, bao gồm cả thời gian bú chỉ khoảng 6 đến 8 giờ.

Thời gian ngủ

Ở độ tuổi này, các bé thường ngủ 4 giấc ngày bao gồm: 3 giấc dài 1,5 –2 giờ và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30 – 40 phút. Thời gian ngủ ban đêm của bé thường kéo dài từ 11 – 13 giờ và thời gian thức trước các giấc ngủ của bé là 45 – 60 phút.

2. Chu kỳ EASY 4

Độ tuổi áp dụng

Vào khoảng 8 – 19 tuần tuổi, các bé thường có sự thay đổi rõ rệt trong nếp sinh hoạt. Do đó, nếu bé ở giai đoạn này vẫn đang được rèn nếp sinh hoạt theo chu kỳ EASY 3 nhưng khoảng cách giữa các cữ bú của con giãn ra, thời gian ngủ ngày ngắn lại, mẹ nên chuyển qua chu kỳ EASY 4. Thêm một dấu hiệu để mẹ chuyển qua áp dụng EASY 4 là ban đêm con thức dậy nhiều lần và khó ngủ lại.

Bạn có thể áp dụng chu kỳ EASY 4 cho đến khi bé được 8 – 9 tháng hoặc thậm chí là 1 tuổi.

Thời gian ăn

Các cữ bú của bé sẽ cách nhau khoảng 4 giờ.

Ở độ tuổi này, một số bé có thể ngủ xuyên đêm nhưng nhiều bé sẽ thức dậy bú đêm 1 – 2 cữ.

Thời gian hoạt động

Tổng thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả thực hiện trình tự ngủ khoảng 80 – 100 phút.

Thời gian ngủ

Bé ngủ 3 giấc ngày bao gồm 2 giấc dài 1,5 – 2 giờ (khoảng từ 9 – 11 giờ, 13 – 15 giờ) và 1 giấc ngắn cuối ngày kéo dài khoảng 30 – 40 phút (17 – 17 giờ 40). Thời gian ngủ ban đêm của bé rơi vào khoảng 11 – 12 giờ.

Ở giai đoạn này, việc đầu tiên mẹ cần làm là tăng thời gian thức của bé trước khi con ngủ. Nếu ở giai đoạn trước, con chỉ có thể thức 45 – 60 phút, ngủ 2 giờ thì giờ đây, bạn có thể cho bé thức 1,5 – 2 giờ trước khi ngủ, sau đó tiếp tục giãn cách các cữ bú của bé.

3. Chu kỳ EASY 2–3–4

Độ tuổi áp dụng

EASY 2–3–4 áp dụng cho trẻ được khoảng 19 – 46 tuần tuổi khi nếp sinh hoạt của có sự thay đổi rõ rệt. Do đó, bé sẽ chỉ ngủ 2 giấc vào ban ngày, mỗi cữ ăn cách 4 giờ nhưng con không tỏ ra đói. Bên cạnh đó, giấc ngủ ban ngày của con ngắn lại, có giấc chỉ khoảng 30 phút, con tỏ ra trằn trọc khó ngủ khi đi ngủ giấc đêm và có xu hướng ngủ muộn hơn trước. Đôi khi, trong đêm, bé thức dậy để chơi.

Đây là những dấu hiệu cho biết mẹ nên chuyển nếp sinh hoạt của bé qua chu kỳ EASY 2–3–4.

Thời gian ăn

Các cữ bú/ăn của bé ở độ tuổi này cách nhau khoảng 4 – 4,5 giờ.

Con có bữa ăn dặm vào khung giờ 11  – 14 giờ. Với các bé trên 6 tháng, con sẽ ăn thêm bữa ăn dặm vào khoảng 18 – 18 giờ 30.

Thời gian hoạt động

Thời gian ngủ ban ngày của con ngắn lại nên thời gian hoạt động sẽ tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn trước. Do đó, bạn hãy dành thời gain chơi đùa cùng bé.

Thời gian ngủ

Việc mẹ tăng thời gian bé thức bằng cách giãn cách các cữ ăn nên lịch sinh hoạt của bé hiện đã khá giống với người lớn.

Do đó, thời gian thức trước các giấc ngủ của bé lần lượt là: 2 giờ trước khi ngủ giấc đầu tiên, 3 giờ trước khi ngủ giấc thứ 2 , 4 giờ trước khi ngủ đêm (2–3–4).

Ban ngày, bé ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 1,5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm rơi vào khoảng 11 – 12 giờ.

4. Chu kỳ EASY 5-6

Độ tuổi áp dụng

Từ khoảng 46 tuần tuổi trở đi, nếp sinh hoạt của con có sự thay đổi rõ rệt: Ban ngày, bé chỉ ngủ 1 giấc vào buổi trưa. Đây là lúc bạn nên chuyển sang áp dụng chu kỳ EASY 5–6 (tương tự EASY 2–3–4) với bé.

Thời gian ăn

Nếp sinh hoạt của bé đã gần như người lớn khi con 4 bữa ăn/ngày cả sữa và cháo hay cơm nát.

Thời gian hoạt động

Việc áp dụng EASY 5–6 giống với EASY 2–3–4 và bây giờ, bạn cần dành thời gian cho bé nhiều hơn so với trước. Bởi ở giai đoạn này, qua việc trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giao tiếp với mọi người mà khả năng học hỏi của bé tăng lên.

Thời gian ngủ

Thời gian thức của bé sẽ là: sau khi thức dậy vào buổi sáng, con sẽ thức khoảng 5 giờ rồi đi ngủ trưa, ngủ trưa dậy thức 6 giờ và đi ngủ giấc ban đêm.

Bé ngủ 1 giấc trưa kéo dài từ 1.5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm của bé khoảng từ 10 – 12 giờ.

Việc áp dụng các chu kỳ EASY cho bé sẽ phụ thuộc vào các dấu hiệu của con. Do đó, bạn đừng quá nôn nóng khi cùng độ tuổi nhưng con chưa sẵn dàng chuyển qua chu kỳ EASY kế tiếp.

Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

Ngôi cổ tự hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng xây dựng giữa thế kỷ 19, có kiến trúc kết hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Khmer, Hoa, Việt... Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho,...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”

Bài Dạ Cổ Hoài Lang tuy riêng mà chung và mở đầu cho lối ăn chơi hào phóng: đờn ca tài tử đầu thế kỷ 20 ở Nam Kỳ Lục...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Ầu ơ, nước mắm khấu xì dầu!

Hồi còn nhỏ, tôi đã từng rất ngạc nhiên khi nghe ba tôi nói rằng người Hoa không có những bài hát ru con như người Việt. Khi tôi thắc...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Chiếc đòn gánh của mẹ

Tôi nhớ như in lúc tôi còn là thằng bé sáu, bảy tuổi, chiều chiều ra đứng trên đầu cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Rướn người trên...

Exit mobile version