Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự khác biệt trong việc nuôi dưỡng bé trai và bé gái?

Mỗi khi có người phụ nữ mang thai, câu hỏi thường xuyên được nghe nhất là: con trai hay con gái. Rõ ràng giới tính con cái là chuyện các cha mẹ hết sức quan tâm.

Tôi có 5 người bạn đồng nghiệp, trong đó 2 nhà chỉ sinh được toàn bé gái, 3 nhà còn lại thì chỉ sinh được toàn bé trai. Vì vậy xuất hiện một tình huống, nhà sinh bé trai thì ngưỡng mộ những nhà sinh được bé gái, cảm thấy con gái thật đáng yêu lại gần gũi. Còn nhà sinh bé gái thì ngưỡng mộ nhà sinh được bé trai, cảm thấy con trai thật dễ nuôi lại không cần quá lo lắng.

Thì ra con người thường ngưỡng mộ những điều mình không có, cho rằng “cái gì không có mới là cái tốt nhất”. Mà những gia đình sinh được cả nam lẫn nữ thì lại là đối tượng được ngưỡng mộ của hầu hết mọi người. Đồng thời, cũng chính trong gia đình kiểu này, thì sự biểu hiện khác biệt giữa con trai và con gái lại càng rõ ràng và vấn đề nuôi dạy thì không hề đơn giản như mọi người vẫn tưởng tượng.

Dưới đây là 7 đặc điểm khác biệt trong việc nuôi dạy bé trai và bé gái:

Quần áo

Mỗi lần mua quần áo cho bé gái luôn phải bỏ rất nhiều tâm tư, không những phải chú ý cách phối màu mà còn phải chọn thật chi tiết mới được, giống hệt như một cô công chúa nhỏ vậy. Còn bé trai thông thường không quá chú ý đến vẻ bề ngoài, dù sao thì một thời gian sau cũng đều bị làm bẩn, làm hỏng và có mặc là tốt rồi, hoặc không thể mặc được thì lại mua. Quả là có sự khác biệt quá lớn.

Chế độ ăn uống

Bé trai thường “ăn như hổ đói” và luôn cảm thấy ăn mãi không biết no, khiến chúng ta còn thường phải nhắc chúng đừng ăn quá nhiều.

Còn các bé gái thường ăn rất ít. Cha mẹ chẳng hiếm khi sốt ruột lo lắng tìm cách cho bé chịu ăn hơn. Đôi khi còn giống như cô công chúa nhỏ, chỉ cần ăn một miếng là lại cần cho cô ấy một màn pháo tay khích lệ.

Phương thức giáo dục 

Mỗi lần bé trai phạm lỗi thường quấy khóc mãi không thôi. Khi đó cha mẹ thường dạy dỗ chúng bằng cách cho một vài cái roi vọt hoặc phạt đứng, dùng các hình phạt nghiêm khắc.

Nếu bé gái phạm lỗi, chúng ta sẽ thấy chúng biểu hiện thật buồn bã, cha mẹ có bực tức đến đâu nhìn thấy dáng vẻ đó cũng sẽ tiêu hết và chỉ muốn đến ôm chúng vào lòng an ủi. Điều này khó tránh khỏi những lúc bé trai cảm thấy tật đố.

An toàn 

Do bé trai tính cách thường can đảm và hướng ngoại, vì vậy cha mẹ cũng không quá lo lắng khi chúng bị bắt nạt, ngược lại còn phải lo lắng chúng sẽ gây rối khi ra ngoài.

Các bé gái thường có tính cách dịu dàng hướng nội. Tuy nhiên, vì thế cha mẹ cũng có nhiều nỗi lo lắng: lo con ra ngoài gặp người xấu, yêu sớm… Hơn nữa còn phải suy nghĩ vấn đề kén chọn nhân phẩm con rể trong tương lai. Quả thật rất nhiều điều phiền toái.

Giấc ngủ

Khi bé trai còn cảm thấy rất hiếu động thì việc dỗ dành chúng đi ngủ là chuyện không hề dễ dàng. Đôi khi người lớn chúng ta đã mệt đến mức không mở nổi mắt, nhưng chúng vẫn không chút biểu hiện gì muốn đi ngủ.

Còn các bé gái tương đối khéo léo, thông thường mệt rồi thì cũng ngoan ngoãn ngủ ngay, đương nhiên cũng có những bé tính cách “tomboy” nên cũng nghịch ngợm hơn một chút.

Mua đồ chơi

Đồ chơi mà bé trai thích, ngoài máy bay ô tô, bộ xếp hình ra thì từng đống mua về không bao lâu sau cũng bị làm lộn xộn. Đây là đặc tính thông thường của các bé trai, tâm hiếu kỳ rất mạnh.

Còn đồ chơi mà các bé gái thích thường là gấu bông, búp bê, mèo Kitty… mặc dù đắt hơn một chút, nhưng chúng thường chơi được rất lâu và rất biết yêu quý đồ vật.

Khi đưa trẻ ra ngoài

Đưa bé trai ra ngoài, giống như mang theo một chú “chó con”, phải luôn theo dõi để ý canh chừng, chỉ cần một phút không để tâm là chúng liền có thể biến mất.

Còn khi đưa bé gái ra ngoài, chỉ cần dắt tay chúng thì cho dù chúng có tuỳ tiện chạy nhảy đi chăng nữa thì cũng không thể đi xa, chạy mệt rồi sẽ lại về mà ôm vào chân chúng ta.

Con trai hay con gái cũng đều là huyết mủ của cha mẹ, đều là bảo bối mà bố mẹ vất vả bỏ bao tâm huyết và công sức ra mà dưỡng thành. Có lẽ các con đường giáo dục có thể không giống nhau, nhưng tình yêu mà cha mẹ dành cho các con là đều như nhau.

Ngọc Trân (biên dịch)
Nguồn: Secretchina

Việt Nam năm 1994 qua ống kính của Ulrich Baumgarten

Góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ ở Hà Nội, Công trường Lam Sơn ở TP HCM, trên sân ga Đà Nẵng…. là loạt ảnh quý về Việt Nam năm...

Bà Triệu – Nữ tướng cưỡi voi dẹp giặc

Ngày nay, ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng. Bà Triệu, hay nàng...

Xe đò xưa ở Sài Gòn và Miền Nam

Tại sao gọi là xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp...

Bách Việt và quá trình Nam tiến

Nghiên cứu về người Việt đã trở thành một chủ đề chính của giới khoa học trong nửa thế kỷ nay. Sự phát hiện nhiều nền văn minh khác Hoa...

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P3: Lãnh thổ đến Gia Định

Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con thứ là Nguyễn Phúc Lan lên thay, hiệu là Thượng Vương nên còn được gọi là Chúa Thượng. Chúa Nguyễn Phúc...

“Thanh cát” là vải chứ không phải áo

Blog của DzungLam ngày 29-11-2011 có đăng bài “Song Viết - Tiếng ngọc lụa reo trong những cốt cách thanh cao” của Hà Hữu Nga, một bài đại luận dài...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Những kiểu hoa cưới cầm tay mang ý nghĩa sâu sắc nhất

Bạn sắp là cô dâu và muốn tìm cho mình một bó hoa cưới cầm tay có thể đáp ứng được hai tiêu chí, là phải thật xinh đẹp và...

Việt Nam năm 1985 qua ảnh của Francoise De Mulder

Nhà máy tái chế phế liệu chiến tranh, những đứa con lai mẹ Việt – bố lính Mỹ, các em bé dị tật do di chứng chất độc da cam…...

Exit mobile version