Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu cách người Do Thái dạy con giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn, không chỉ vì kỹ năng này liên quan đến việc thực hiện lý tưởng mà còn liên quan đến sự phát triển cá tính và chỉ số hạnh phúc của một người.

Các bậc cha mẹ Do Thái vẫn luôn nhắc nhở con cái mình: “Chỉ biết cắm đầu cắm cổ làm là chưa đủ”. Phụ huynh Israel đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trao đổi của trẻ.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong giáo dục sinh tồn của người Do Thái bên cạnh dạy trẻ quản lý tài sản, dạy tự lập, kỹ năng quản lý, vượt khó.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên

Một nhà tâm lý học trẻ em người Do Thái cho rằng: “Một đứa trẻ có kỹ năng giao tiếp kém có nhiều thiếu sót hơn so với một đứa trẻ chưa từng bước chân vào giảng đường đại học”. Một người con được cha mẹ quá nuông chiều, bao bọc sẽ khó hóa nhập với xã hội.

Anh ta sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như: Không biết giao lưu, hợp tác với người khác, ngay cả khi đi tìm việc cũng không biết cách để quảng bá hình ảnh cá nhân, vì anh ta chỉ biết ứng xử trong một phạm vi hẹp là gia đình mà không biết đến đạo đối nhân xử thế với hầu hết mọi người trong xã hội.

Muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con không phải đơn giản là cứ đẩy chúng ra ngoài xã hội là được, không can thiệp vào những mâu thuẫn của con cũng không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, mặc con muốn làm gì thì làm. Kể từ ngày đầu tiên chào đời, con cái đã bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, đối tượng giao tiếp đầu tiên của chúng chính là chúng ta, những người làm cha làm mẹ của chúng.

Chúng ta giao tiếp với con như thế nào thì con sẽ giao tiếp với người khác như thế, chúng ta xử lý mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái như thế nào thì con cái sẽ xử lý mâu thuẫn giữa chúng và người khác như thế. Xét từ góc độ này, chúng ta là người thầy huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho con, là khuôn mẫu cho hành vi giao tiếp của chúng.

Phương pháp giáo dục con cái để xây dựng các mối quan hệ xã hội của người Do Thái cũng rất đáng để chúng ta tham khảo. Theo họ, nhằm bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ, các bậc cha mẹ phải có tầm nhìn xa, nếu cha mẹ chỉ nghĩ rằng: “con tôi còn quá nhỏ, chưa cần thiết phải đưa ra yêu cầu với nó về phương diện này”, thì đó là sơ ý của họ, hay nói cách khác là cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình. Để đến khi con cái hình thành độ lỳ trong tính cách, cha mẹ muốn sửa cũng đã muộn. Vì vậy, bản thân những người làm cha mẹ phải sớm vạch ra một kế hoạch tốt đẹp và thực hiện nó một cách hiệu quả, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con nhiều hơn nữa.

Phụ huynh Israel tuyệt đối không “nuôi nhốt” con trẻ, không ra mặt thay chúng, trước khi con cái ý thức được mình nên rời xa cha mẹ, họ sẽ chủ động rời xa chúng trước, khuyến khích con cái bước ra khỏi nhà, gạt bỏ sự tự ti, học cách giao tiếp với người khác, hướng tới thế giới tuyệt vời bên ngoài.

Kết hợp cùng nhà trường

Dưới sự kêu gọi và kiến nghị của các bậc phụ huynh, nhà trường Israel bắt đầu triển khai các bài giảng về diễn thuyết trước đám đông của học sinh lớp hai, bồi dưỡng kỹ năng diễn đạt để sau này lớn lên các em dám thể hiện quan điểm của mình.

Bên cạnh đó nhà trường còn khuyến khích học sinh đi quyên góp tiền ở những cửa hàng trong khu vực lân cận, các em cần khắc phục tính rụt rè, nhút nhát của mình, mạnh dạn giới thiệu với mọi người tên mình là gì, từ trường nào đến, mục đích quyên góp là gì, cần bao nhiêu tiền, hy vọng nhận được sự giúp đỡ….


Kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn.

Mỗi học sinh đều phải dự trù hàng loạt phương án thuyết phục người khác, dĩ nhiên những phương án này phải đủ làm người khác cảm động. Cuối cùng, nhà trường sẽ tổng kết hoạt động và đánh giá cho điểm, qua đây học sinh được rèn luyện kỹ năng trao đổi, giao tiếp. Trong khi đó phụ huynh một số nước châu Á như Việt Nam thường dồn hết tâm trí vào điểm số của con em mình, phớt lờ việc rèn luyện khả năng chiến đấu thực tế dựa trên mối quan hệ giữa con người và con người.

Hai nguyên tắc giao tiếp của người Do Thái

Người Do Thái tin rằng, người thành công không hẳn vì chăm chỉ, chịu khó hơn người bình thường, tuy chăm chỉ, chịu khó cũng là một phần nỗ lực của họ, song đó không phải là nhân tố cơ bản dẫn đến thành công. Bởi một cá nhân dẫu có chuyên cần đến đâu cũng không cáng đáng được hết thảy mọi việc.

Với họ kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn, không chỉ vì kỹ năng này liên quan đến việc thực hiện lý tưởng của một người, mà nó còn liên quan đến sự phát triển cá tính và chỉ số hạnh phúc của con em họ. Mối quan hệ giữa con người và con người có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

Một người có mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với mọi người xung quanh chắc chắn sẽ hạnh phúc, cá tính của anh ta cũng sẽ phát triển bình thường. Còn một người sống trong quan hệ bất hòa, căng thẳng sẽ làm giảm cảm giác hạnh phúc của mình cùng với đó là cảm giác cô độc, lẻ loi, tự ti và nghi hoặc dần xâm chiếm tâm hồn anh ta.

Người Do Thái có 2 nguyên tắc cơ bản về bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ở trẻ em và dạy con từ thủa nhỏ:

Một là phải lắng nghe lời đối phương nói với thời gian nhiều hơn gấp đôi thời gian mình nói. Thứ hai là phải đưa ra nhiều câu hỏi, vì nhu cầu trao đổi thông tin và tri thức là khởi đầu của mối quan hệ giữa con người với con người.

Người Bách Việt và cuộc tìm kiếm nguồn gốc loài người

Các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đang cùng góp sức hoàn thành kế hoạch lớn lao tìm nguồn gốc của nhân loại, hy vọng thông qua...

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Sâm Banh Là Gì?

Về thực chất, Champagne chỉ là một loại rượu vang trắng (một số rất ít có màu hồng gọi là Rosé hoặc Pink Champagne), có sủi bọt khi vừa mở...

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Vì sao kênh đào Suez từng là tuyến đường quan trọng của thế giới?

Kênh đào Suez của Ai Cập - nơi một con tàu chở hàng lớn nhất thế giới đang bị mắc kẹt - có lịch sử từ 150 năm trước. Kênh...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Hà Nội xưa qua ống kính nhiếp ảnh gia Lê Vượng

Trong sự nghiệp của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng đã ghi lại được rất nhiều hình ảnh đáng giá về Hà Nội. Ông được trao giải thưởng Bùi...

Ảnh lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Bộ ảnh tư liệu dưới đây chụp đám cưới vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu được tổ chức tại Huế ngày 24.3.1934. Trong số báo ngày 31 tháng...

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Phương tiện chuyển thư thời xưa

Nhớ ngày còn đi học, trong giờ sử cô giáo đặt câu hỏi phương tiện vận chuyển thư từ thời xưa ra sao. Đám học trò giơ tay xin trả...

Những scandal… náo loạn báo chí Sài Gòn trước 1975

Nền báo chí Sài Gòn trước 1975 đã ghi nhận nhiều vụ scandal động trời của các “sao”, khiến thiên hạ “sôi sục” và các báo kiếm bộn tiền. Khánh...

Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua là gì?

Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp,  nghĩa là dự phòng. Sơ cua là gì ? Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế....

Exit mobile version