Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Saigon Cầu Mống

Trải qua hơn trăm năm, Cầu Mống vẫn lặng im theo dõi từng nhịp đập của TPHCM, của vùng Sài Gòn- Gia Định năm xưa…

Ngày trước, cây cầu đứng đó với một quang cảnh nhộn nhịp của một vùng Gia Định trù phú, giao thương nhộn nhịp. Ngày nay, cây cầu lại đứng cạnh những công trình lịch sử như đại lộ Đông- Tây, hầm vượt sông Thủ Thiêm, tòa nhà Bitexco cao nhất Sài Gòn…Sự tồn tại của cây cầu như một nhân chứng lịch sử, đồng hành cùng sự phát triển của TP cũng như chứng kiến TP qua những giai đoạn thăng trầm.

Cứ mỗi chiều, nơi đây lại là nơi tìm đến của các bạn trẻ và du khách. Họ tìm đến đây với nhiều lý do khác nhau. Có người tìm đến đây chọn cho mình một góc để lưu lại hình ảnh thời trẻ trung, có người tìm đến đây chỉ để tựa hai tay lên thành cầu hướng về sông Sài Gòn để đón những luồng gió mát trong lành. Trong số đó cũng có sự xuất hiện của những người nổi tiếng tìm đến để thực hiện những thước phim trên cây cầu lịch sử…

Cầu Mống bắc ngang qua rạch Bến Nghé, một bờ là đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 và một bờ là Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4. Năm 1893-1894, Hãng vận tải Hải Dương Messageries Maritimes (Pháp) tiến hành xây dựng Cầu Mống với chức năng vận tải hàng hóa, tạo sự thuận lợi lưu thông giữa Sài Gòn và vùng Khánh Hội. Cầu do Công ty Levallois Perret (Công ty Eiffel tại Sài Gòn) đảm trách thực hiện. Cầu được thiết kế và xây dựng theo kỹ thuật Eiffel.

Rạch Bến Nghé là khu vực có hai bến nước sầm uất mang tên Quai de Khanh Hoi (Bến Khánh Hội, sau 1954 là đường Bến Vân Đồn) và Quai de la Marne (sau là đường Bến Chương Dương, nay là đường Võ Văn Kiệt). Cái tên Bến Nghé đã gắn liền với lịch sử phát triển của TP, nằm trong tiềm thức mỗi người với những tên gọi quen thuộc như rạch Bến Nghé, sông Bến Nghé (tức sông Sài Gòn).

Khi mới xây dựng, công trình được gọi là cầu Vận tải Hải Dương (lấy theo tên của Hãng vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes). Sau đó, tên gọi Cầu Mống xuất phát từ hình dáng thiết kế của cây cầu như một cầu vồng.

Kết cấu ban đầu cầu chỉ có một nhịp, dạng vòm nên phần chịu lực dồn về hai mố cầu. Mặt cầu bằng sắt. Hai đầu cầu có đường dẫn và cầu thang bộ đi lên cầu. Tuy nhiên kết cấu đường dẫn và cầu thang bộ đi lên cầu ở hai đầu cầu không tương đồng về kiến trúc. Đường dẫn phía Sài Gòn (vị trí Quận 1 ngày nay) theo trục ngang của cầu, đường dẫn phía Khánh Hội (vị trí Quận 4 ngày nay) tiếp nối thẳng với cầu theo trục dọc. Đường dẫn và cầu thang bộ được xây bằng đá, bề mặt ốp đá có hình dạng viên gạch, xếp xen kẽ. Cầu Mống là một trong những cây cầu bằng sắt hiện đại ở Sài Gòn lúc bấy giờ.

Tượng đài có số phận đặc biệt nhất xứ Huế

Được đúc từ thập niên 1970, phải đến năm 2012 tượng đài nhà yêu nước Phan Bội Châu ở Huế mới chính thức được khánh thành. Vì sao lại như...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 2: Bàn tay phù phép giấy lộn thành tiền tỷ

Những chiêu trò trên thị trường tài chính đã giúp các tài phiệt Nga thâu tóm được lượng tài sản với tốc độ nhanh chưa từng có. Cái gọi là...

Về danh xưng Faifo – Hội An

Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo – Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Những ngôi chùa cổ nổi tiếng đã biến mất ở Việt Nam

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục...

Lê Quý Đôn với Kinh Bắc

I. KINH BẮC QUA QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP Kinh Bắc thời Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trấn có diện tích tự nhiên chừng 6.500km2, ngày nay vẫn còn hai...

Chửi

Hồi tiền chiến, báo chí có kể câu chuyện một người ngoại quốc nghiên cứu về lối chửi nhau của các dân tộc, đến Việt Nam, nhân đọc một đoạn...

Muốn học sinh có nhân cách tốt, cần bỏ đánh giá hạnh kiểm

Ở Việt Nam có một nghịch lý thú vị. Suốt 12 năm học và 4 năm đại học nhà trường, giáo viên luôn chú ý, chăm sóc tận tình chuyện...

Tục ngữ – thành ngữ Việt Nam và thế giới về chuột

1. Tục ngữ - thành ngữ - ca dao Việt Nam về chuột: Chuột đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ, làm phong phú cho tục ngữ – thành ngữ...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Exit mobile version