Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sở thú Sài Gòn đang bị lãng quên

Dù là người Sài Gòn hay dân tứ xứ đến đây sinh sống thì chắc hẳn ai cũng nghe nói đến Thảo Cầm Viên. Thế nhưng, đã bao lâu rồi bạn chưa từng đặt chân đến nơi này?

Đối với nhiều người, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (hay còn gọi thân thương là Sở thú) thì nơi đây là một phần ký ức. Từ nhỏ được bố mẹ đưa đến để xem thú, lớn lên xíu thì tự đi đến đây để tổ chức picnic, tham gia ngoại khóa còn sau này thì lại tiếp tục đưa con cái đến để chúng trải nghiệm.

Thời gian dần trôi, Sài Gòn ngày càng phát triển, có nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn, thú vị hơn nên dần dần người ta quên bẵng đi vẫn còn có một “miền ký ức” đẹp đẽ với thiên nhiên, muông thú. Đặc biệt là sau đợt dịch vừa qua, Thảo Cầm Viên ngày càng vắng vẻ hơn.

Đã bao lâu rồi, bạn chưa quay lại nơi đây? Ảnh: @shhherrr.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn “kêu cứu” vì tình trạng ế ẩm sau dịch Covid-19

Sở thú đã có hơn 150 năm tồn tại, là nơi bảo tồn động vật, thú hiếm đứng thứ 8 trên thế giới. Thế nhưng mới đây, ông Phạm Văn Tân – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn có chia sẻ với Trí Thức Trẻ: “Sau 2 tháng tạm đóng cửa vì dịch Covid-19, giờ đây Thảo Cầm Viên rất ế ẩm, đơn vị gặp nhiều khó khăn, phải tính đến phương án kêu gọi hỗ trợ từ UBND thành phố với mục đích chính là để có kinh phí mua thức ăn cho thú nuôi tại đây”.

 Khu bảo tồn với 590 đầu thú thuộc 125 loài. Ảnh: @ferdinandnguyen.

Trước đó, một group review du lịch cũng kêu gọi chung tay “giải cứu” cho Thảo Cầm Viên. Bài viết có đoạn:

“Nay mình viết bài này chỉ mong các bạn, anh, chị, em vào dịp cuối tuần có thời gian có thể cùng gia đình đến hóng mát dưới những tán cây to tại Thảo Cầm Viên, với thời tiết Sài Gòn bây giờ, tìm được nơi có cây to mát mẻ để đi hơi khó đúng không nè? Hay đơn giản là dẫn con nhỏ đi xem thú để bé có được cảm giác như mình khi còn bé. Còn đối với các bạn trẻ thì sao? Thảo Cầm Viên cũng có rất nhiều góc để chụp hình sống ảo đó nha. Với một vé người lớn chỉ 50.000 đồng và trẻ em thì miễn phí thôi là bạn đã góp phần giúp một con vật được chăm sóc tốt hơn rồi đó ạ.”

Bài đăng nhanh chóng nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình.

Bài viết đã nhanh chóng lan tỏa thông điệp “giải cứu” Thảo Cầm Viên. Đến đây, bạn không chỉ được vui chơi, thư giãn với bạn bè, chụp những bức ảnh sống ảo mà còn góp sức cứu lấy muông thú, thiên nhiên.

– Đã lâu lắm rồi chưa quay lại nơi này, mình nhớ hồi năm nhất Đại học có ghé chơi, cách đây cũng 6-7 năm rồi.

– Cuối tuần này rủ bạn bè đến mới được.

– Mấy bé nhà mình cũng thích đi sở thú lắm nhưng chưa có thời gian rảnh để đưa đi.

– Trong này cũng có nhiều views đẹp đấy, vào sống ảo cũng khối ảnh đẹp. 

– …

Thảo Cầm Viên – nơi sống ảo lý tưởng được nhiều bạn trẻ khám phá ra

Đừng nghĩ rằng sở thú chỉ dành cho sắp nhỏ, hay “Già đầu rồi còn đi sở thú làm gì?”, “Vào đó vừa nắng, đi bộ rã cả chân”… Thực ra, bên trong có rất nhiều views chụp ảnh “đẹp xỉu” đấy:

Cũng đã có nhiều nhóm bạn trẻ đến đây để vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: @bling.linn.

Thậm chí tạo hình mẫu xuất sắc. Ảnh: @anhthu.w.

Ai bảo Thảo Cầm Viên chỉ toàn thú? Ảnh: @tranthanhlanthao.

  Nhìn chẳng khác gì Hội An giữa lòng Sài Gòn đúng không? Ảnh: @lgnghi.

Động vật cũng vô cùng đáng yêu. Ảnh: @thuytrang.luna.
Có 1 người Sài Gòn dễ thương Nuôi chim trời và cho thú ăn trước Thảo Cầm Viên gần chục năm nay.

Mỗi thời một khác, giới trẻ ngày nay có nhiều sự lựa chọn địa điiểm giải trí cho mình. Họ không chỉ biết đến Thảo Cầm Viên như thế hệ trước, mà cuối tuần còn có thể shopping ở các trung tâm thương mại, đi uống trà sữa hay đến phố đi bộ, phố Tây… để hàn huyên tâm sự. Chính vì điều này, sở thú dần trở nên nhạt nhòa hơn trong suy nghĩ của nhiều người. Vì thế, khi biết được các thông tin trên, không ít người đã kêu gọi cùng nhau chung tay giải cứu Thảo Cầm Viên, ít nhất là qua giai đoạn khó khăn trước mắt này.

Sân bay Phù Cát thời chiến tranh Việt Nam ra sao?

Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được Không quân Mỹ xây dựng vào năm 1967. Với đường cất hạ cánh dài 3.048m rộng...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 1

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Chợ Bình Tây Chợ...

Ý nghĩa câu “… Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”

Ý nghĩa câu “... Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”. Các địa danh này ở đâu, nay thay đổi ra sao và...

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh....

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 2 – Từ Vần D-H

D. - Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên. - Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong...

Đời sống người An Nam xưa qua tranh vẽ

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu?

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói (*) Kinh Dịch – một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm...

Huình Tịnh Của và pho Quốc Âm Tự Vị của ông

Xây đắp cho văn quốc ngữ trong buổi đầu ở Nam kỳ, ngoài Trương Vĩnh Ký còn một người nữa cũng đáng kể là Huỳnh Tịnh Của (thường ký tên...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Exit mobile version