Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách sử dụng bàn chải đánh răng gây hại cho sức khỏe ta vẫn thường mắc

Thay đổi thói quen sử dụng bàn chải ngay nếu không muốn rước cả đống vi khuẩn vào người.

Đặt bàn chải gần… bồn cầu

Viện Vi sinh ở Mỹ đã kết luận rằng 60% số bàn chải đánh răng mà họ khảo sát có dính một loại trực khuẩn sống trong phân người, thậm chí trong phân thải người khác nếu nhà vệ sinh đó có nhiều người sử dụng chứ không riêng mình bạn. Điều này xảy ra là do mỗi khi xả nước, lượng vi khuẩn trong bồn cầu có thể bay xa đến 5m nên dễ dàng bám vào bàn chải đặt gần đó.

Vì thế, đừng bao giờ bảo quản bàn chải quá gần với bồn cầu. Đặt ở nơi nào cho bàn chải nhanh khô ráo thì tốt hơn bạn nhé.

Đặt chung bàn chải với người khác

Hàng trăm loại vi sinh vật sống trong khoang miệng hoàn toàn có thể chuyển sang bàn chải khi chúng ta đánh răng. Vì thế nếu bạn đặt chung quá nhiều bàn chải gần nhau thì vi khuẩn có thể di chuyển dễ dàng qua lại giữa các bàn chải và nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao.

Do đó, nếu gia đình đông người thì nên bố trí nơi đặt bàn chải riêng biệt, đừng đặt quá gần nhau sẽ vô tình gây hại sức khỏe cho bản thân và cả nhà bạn nhé.

Không vệ sinh bàn chải kỹ sau khi sử dụng

Khi đánh răng, lượng thức ăn thừa sẽ bám dính vào bàn chải. Nếu bạn không làm sạch bàn chải ngay thì thức ăn thừa đó sẽ nhanh chóng trở thành mồi ngon cho vi khuẩn tấn công và sinh sôi. Và khi bạn đánh răng vào lần tiếp theo, lượng vi khuẩn này bắt đầu tấn công ngược lại dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Cho nên, sau khi đánh răng xong bạn nên dành chút thời gian vệ sinh bàn chải cho sạch. Tốt nhất là nên rửa bàn chải dưới vòi nước mạnh để lượng thức ăn thừa bị nước cuốn trôi đi thì bàn chải mới sạch hoàn toàn được.

Không thay mới bàn chải thường xuyên


Tốt nhất là sau 3 tháng bạn nên thay mới bàn chải một lần.

Bàn chải sử dụng một thời gian sẽ giảm tác dụng làm sạch răng đồng thời lượng vi khuẩn bám trên bàn chải sẽ ngày một nhiều hơn. Nếu bạn cứ sử dụng 1 bàn chải quá lâu thì khả năng hư hại răng miệng và gây hại sức khỏe sẽ tăng cao.

Tốt nhất là sau 3 tháng bạn nên thay mới bàn chải một lần. Hãy mua vài cây bàn chải dự trữ sẵn để không quên việc thay bàn chải thường xuyên bạn nhé!

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Tìm hiểu danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

Việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa thời VNCH

Có một so sánh chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác nhưng cũng không đến nỗi khập khễnh, đó là, nếu nhà nông ra đồng làm việc cần con trâu,...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Hà Đồ, Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia, Thái cực của Đạo gia

Người am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Phạm Đình Chương – Người đi qua đời tôi

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 – 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. “Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Người xưa vô cùng coi trọng “nhân quả”

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm...

Trận ‘đại hồng thủy’ chưa từng có nhấn chìm cố đô Huế năm 1999

Vào năm 1999, một trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm đã nhấn chìm cố đô Huế suốt gần 1 tuần lễ và cướp đi sinh mạng...

Đã chết rồi, những bài hát tuổi thơ?

Trách ai khi con trẻ không được hưởng môi trường âm nhạc lành mạnh? Trách ai khi trẻ con trong chương trình ca nhạc thiếu nhi không còn là trẻ...

Exit mobile version