Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chỉ số cholesterol – Hiểu để kiểm soát

Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp.

Các chuyên gia khuyến nghị những người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra hàm lượng cholesterol trong cơ thể ít nhất 5 năm một lần. Những đối tượng sau đây sẽ đặc biệt cần thực hiện điều này, bao gồm:

  • Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên
  • Đàn ông hơn 35 tuổi

Phương thức kiểm tra sẽ là một dạng xét nghiệm máu, với kết quả cho ra gọi là chỉ số cholesterol. Dựa vào nó, bác sĩ có thể mau chóng xác định bạn có mắc chứng rối loạn lipid máu hay không. Từ đó, họ sẽ nhanh chóng đề xuất những biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị, nếu cần thiết.

Tuy nhiên, bạn đã biết chỉ số cholesterol mang ý nghĩa như thế nào chưa?

Chỉ số cholesterol là gì?

Về nguyên tắc, chỉ số cholesterol sẽ thể hiện nồng độ của các hợp chất gồm:

  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp hay cholesterol “xấu” (LDL).
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao hay cholesterol “tốt” (HDL).
  • Triglyceride (chất béo chuyển hóa từ thực phẩm bạn tiêu thụ, chẳng hạn như rượu, bia, đường dư thừa… Chúng thường được lưu trữ ở các tế bào mỡ trong cơ thể).
  • Cholesterol toàn phần (tổng hợp các loại trên).

Bạn cần lưu ý rằng từng chỉ số cholesterol riêng biệt không đủ để dự đoán về nguy cơ phát sinh các bệnh về tim hoặc xác định những việc bạn cần làm để giảm thiểu rủi ro này. Thay vào đó, chúng góp mặt vào những cơ sở giúp bác sĩ xem xét các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch của bạn trong vòng 10 năm tới, chẳng hạn như:

Hút thuốc lá góp phần dẫn đến bệnh tim
  • Tuổi tác
  • Chỉ số huyết áp
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Quá trình sử dụng thuốc huyết áp

Từ đó, bác sĩ sẽ cùng với bạn thảo luận về việc phát triển chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro trên nếu có.

Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)

Hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp quá lớn sẽ hình thành những mảng bám trên thành động mạch, từ đó gây tăng khả năng phát sinh bệnh tim bằng cách dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Đây cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu đánh giá LDL là cholesterol “xấu”.

Chỉ số LDL càng cao đồng nghĩa với việc bạn càng dễ mắc các bệnh về tim mạch. Kết quả từ 190 trở lên được xem là quá cao. Lúc này, ngoài những chỉ dẫn về một lối sống lành mạnh, bác sĩ còn kê toa cho bạn thuốc statin nhằm hạ mức cholesterol tỷ trọng thấp xuống.

Mặt khác, đôi khi bạn vẫn sẽ cần dùng statin dù chỉ số LDL của bạn thấp hơn 190. Sau khi tính ra nguy cơ rủi ro trong vòng 10 năm tiếp theo, bác sĩ sẽ đề ra giới hạn của mức LDL mà bạn cần đạt thông qua:

  • Chế độ ăn uống
  • Rèn luyện thể chất
  • Sử dụng thuốc (nếu cần thiết)

Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)

Ngược lại với LDL, kết quả HDL hay cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao càng lớn đồng nghĩa với việc nguy cơ phát sinh bệnh tim ở bạn càng thấp. Nguyên nhân là bởi HDL đóng vai trò chống lại những bệnh lý liên quan đến tim bằng cách loại bỏ bớt cholesterol “xấu” ra khỏi máu, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trên thành động mạch.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hoặc dùng thuốc statin theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bạn tăng nhẹ chỉ số HDL.

Chỉ số triglyceride

Triglyceride là dạng chuyển hóa của phần lớn chất béo trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Do đó, chỉ số triglyceride cao thể hiện bạn có nguy cơ lớn gặp phải bệnh mạch vành.

Triglyceride là “sản phẩm” chuyển hóa từ chất béo trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ

Các nhà nghiên cứu cũng phân loại chỉ số triglyceride thành từng nhóm như sau:

  • Dưới 150: bình thường
  • 150 – 199: hơi cao
  • 200 – 499: cao
  • Từ 500 trở lên: quá cao

Chỉ số cholesterol toàn phần

Chỉ số cholesterol toàn phần thể hiện toàn bộ hàm lượng lipid có trong máu, bao gồm LDL, HDL hay những thành phần khác. Bác sĩ sẽ cần dựa vào chỉ số cholesterol toàn phần khi xác định nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch của bạn cũng như phương pháp kiểm soát tốt nhất.

Tổng kết

Việc hiểu rõ chỉ số cholesterol có thể giúp bạn mau chóng nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời

Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử huy hoàng và những tư tưởng lớn lao. Điều đó chúng ta đã nói nhiều và sẽ còn nói nhiều hơn nữa,...

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất...

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại...

Sự Khác Biệt Giữa Thức Ăn Việt Và Tàu

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam...

Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam!

Tự hào với siêu thị đầu tiên của Việt Nam ở Sài Gòn ! Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Sử việt ghi chép gì về việc chống dịch bệnh?

Năm Giáp Tuất (1814) khi dịch bệnh vua “lệnh cho lập đàn tế cầu đảo”; năm Bính Tuất (1826) có dịch bệnh vua đã “lập đàn tế tại Kinh, các...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Nước Pháp và chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo...

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó....

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Ca khúc “Tuổi Hồng Thơ Ngây” và tác giả khuyết danh

Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” một thời đã làm xốn xang bao trái tim yêu âm nhạc, đặc biệt là giới học sinh...

Exit mobile version