Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những lỗi hầu hết mọi người mắc phải khi đánh răng

Chọn bàn chải lông cứng, đánh đến khi tòe cả lông bàn chải, chà chà vài nhát là xong… là những lỗi hầu hết mọi người mắc phải khi đánh răng.

1. Chọn bàn chải lông cứng

Nên sử dụng bàn chải lông mềm để ngăn làm tổn thương nướu răng cũng như tụt lợi chân răng, phó giáo sư Leena Palomo tại Đại học Case Western Reserve (Mỹ) khuyên. Bàn chải cứng là để sử dụng trên răng giả, không phải răng của con người. Hãy chọn bàn chải lông mềm để làm sạch miệng đúng cách.


Ảnh: dentalhealing.com

2. Chải răng quá mạnh

Nếu sử dụng quá nhiều sức lực và cơ bắp khi đánh răng, ngay cả với một bàn chải mềm, bạn sẽ bị tụt lợi, lộ chân răng và mòn men răng, Alice Boghosian, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Mỹ nói. Khi sử dụng bàn chải, đừng ấn mạnh làm tòe lông bàn chải. “Điều này thường xảy ra với những bệnh nhân có tính cách mạnh mẽ”, Kellee N. Kattleman Stanton, chủ sở hữu của George Dental Group tại Eagan cho biết. Nếu bạn đang sử dụng một bàn chải điện, chỉ cần bật nó và đưa vào miệng mà không ấn mạnh.

3. Không tuân theo quy tắc hai phút

Hai phút là khoảng thời gian bạn cần dành ra để đánh răng, dù dùng bàn chải thường hay bàn chải điện, theo phó giáo sư lâm sàng Eugene Antenucci tại Đại học Nha Khoa New York.

4. Thường bỏ qua lưỡi

“Lưỡi nuôi dưỡng rất nhiều vi khuẩn từ những gì bạn ăn và uống”, Stanton giải thích. Vi khuẩn có thể lây lan sang răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi và hơi thở có mùi. Vì vậy bạn nên chải toàn bộ mặt lưỡi trước và sau.

5. Mang theo bàn chải khi đi du lịch

Bạn có thể nghĩ rằng mình đang được bảo vệ chống lại vi trùng, nhưng điều này thực sự khiến rất nhiều vi khuẩn bám vào bàn chải của bạn. Bạn cũng không nên ném bàn chải vào trong máy rửa bát.

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Đi tìm thời gian đã mất

BIỆT THỰ NGUYỄN VĂN HẢO Sài Gòn thường được biết đến như một vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa, đất hứa của nhiều người. Từ những khách giang...

Cuộc chiến giữa Kinh Thánh và Kinh Koran

Kinh Thánh và Kinh Koran sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới các sự kiện của loài người, cả các sự kiện tốt lẫn các sự kiện xấu. Tín...

Quý ông Sài thành cùng lịch sử những đôi giày Tây

Những năm 1920, giày da kiểu phương Tây bắt đầu phổ biển cho nam giới ở miền Nam. Trước đó, loại giày được nhiều người mang nhất là giày hàm...

Nói Lái – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Cổ Truyền

Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt. Ngay từ trong truyện dân gian, có có câu chuyện liên quan đến nói lái. Bạn có...

Thế lực các chú trong Nam kỳ

[Người Tàu sang Nam kỳ từ bao giờ? – Quốc triều ta ngày trước chiêu tập dân Tàu và xử trí họ khôn khéo là thế nào? Người Minh hương.] ...

Xứ Nam Kỳ giai đoạn 1921 – 1935

Trường nghề ở Gia Định, trẻ mồ côi tại nhà tế bần Cù Lao Giêng, chợ rổ rá Suối Sâu… là loạt ảnh tư liệu quý giá về xứ Nam...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Good Bye Thương xá Tax

Có thể nói là Good Bye Forever (vĩnh biệt) Thương xá Tax vì hôm nay nhà đầu tư bắt đầu phá bỏ công trình 130 năm tuổi gắn bó với...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Thói bạo lực của người Việt

Một lần, nhìn thấy hình ảnh mông một em bé mười hai tuổi bị bầm tím sưng vù vì bị một người lớn có chức vụ – công an xã...

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước Ngày...

Exit mobile version