Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những vị thuốc, đồ ăn kỵ nhau trong Đông y

Đã từ lâu, y học cổ truyền (YHCT) đã chứa đựng những kiến thức uyên thâm được tích lũy qua hàng ngàn năm của cha ông ta để chữa những căn bệnh vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, trong YHCT cũng có những vị thuốc kỵ nhau không bốc cùng thang hoặc những điều kiêng kỵ khi uống thuốc Đông y và một số loại đồ ăn mà nếu kết hợp sẽ “đánh nhau kịch liệt”.

Các vị thuốc kỵ nhau không bốc chung thang:

Các tài liệu YHCT từ xưa đã đề cập rõ 18 vị thuốc tương úy (kiềm chế lẫn nhau) gồm các cặp: Lưu huỳnh/Phác tiêu, thủy ngân/thạch tín, đinh hương/uất kim, ba đậu/khiên ngưu, lang độc/mật đà tăng, nha tiêu/tam lăng, thảo ô/tê giác, nhân sâm/ngũ linh chi, quế quan/xích thạch chi. Tương úy và tương phản là những điều cấm kỵ trong phối hợp. Nếu phối hợp các vị này với nhau sẽ sinh ra tác dụng phụ, sinh độc tố hoặc ít nhất làm giảm tác dụng của bài thuốc.

Những kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y:

YHCT rất chú ý đến vấn đề kiêng kỵ trong sinh hoạt, ăn uống khi có bệnh. Thứ nhất khi có bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm sau: thịt gà, cá chép, ba ba, các chất cay nóng, kích thích, lạ bụng. Bởi nhóm thực phẩm trên có tính giải thuốc, làm giảm công hiệu của thuốc. Trường hợp mắc bệnh đường huyết và cao huyết áp không nên ăn mặn. Bị bệnh ngoài da không được ăn cay. Mắc bệnh gân cơ không ăn chua. Bệnh đau răng không uống bia rượu, không ăn đồ cay nóng.

Về kiêng kỵ trong khi uống thuốc, theo y văn và kinh nghiệm dân gian thì trong thời gian uống thuốc, cần phải kiêng một số thức ăn gây tác dụng tương phản. Cụ thể uống thuốc “ôn trung khu hàn” thì không ăn các thức ăn sống, ăn lạnh. Uống thuốc “kiện tỳ, hỗ trợ tiêu hóa” không ăn các thức ăn béo, nhờn, tanh, ôi thiu, khó tiêu. Uống thuốc “trấn kinh, an thần” tránh dùng các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, thuốc lá). Uống thuốc bổ không nên ăn đậu xanh, rau muống (sẽ đào thải tinh chất của thuốc). Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý các vị thuốc kỵ thức ăn, gia vị sau đây: Bạc hà kỵ ba ba. Miết giáp không ăn chung rau dền. Kinh giới tránh thịt gà. Cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai kỵ thịt chó. Phục linh kỵ giấm.

Người đang uống thuốc cũng phải tuân thủ các quy tắc sau: Uống thuốc có hoàng liên, cát cánh; không ăn thịt lợn và uống nước đá. Thuốc có cam thảo không ăn thịt lợn, cá chép, rau diếp cá. Uống thuốc có ô mai, ngô thù du thì kiêng ăn thịt lợn, măng tre, nước đá và tương. Trong bài thuốc có hà thủ ô không ăn hành, tỏi. Với thuốc có vị ké đầu ngựa; kiêng thịt lợn, thịt ngựa. Uống thuốc có tiên mao; không ăn thịt trâu, uống sữa bò. Thuốc có bán hạ, xương bồ kiêng ăn thịt dê, đường phèn. Còn uống thuốc có ngưu tất kiêng ăn thịt trâu. Uống thuốc có các vị dương khởi thạch, vân mẫu, chương nhũ, chu sa, phàn thạch không được ăn thịt dê, tiết dê. Người bệnh uống thuốc có thương lục kiêng ăn thịt chó. Tương tự, bài thuốc có đan sâm, từ thạch, kinh phấn phải kiêng ăn các loại tiết.

Còn uống thuốc có thục địa, hà thủ ô không ăn các loại tiết động vật, hành tỏi, củ cải. Uống bổ cốt kiêng ăn tiết, rau củ cải. Khi uống lê lô, tế tân kiêng ăn thịt mèo, rau sống. Trường hợp uống kinh giới tránh ăn thịt rùa, cua và các loại cá có vảy. Tương tự, dùng tử tô, đan sâm, thiên môn và long cốt tránh ăn cá chép. Uống ba đậu kiêng ăn thịt lợn, măng tre. Bài thuốc có bạch truật, thương truật kỵ cá lóc, chim sẻ, trái đào, mận. Các tài liệu y học cũng nêu rõ, khi uống bài thuốc có bạc hà kiêng ăn các loại cua. Uống mạch môn kiêng cá diếc. Uống thường sơn kiêng ăn rau sống, hành sống. Uống thuốc có mẫu đơn bì kiêng tỏi và rau mùi. Tương tự, thảo dược miết giáp kỵ rau dền. Nhóm đan sâm, phục linh và phục thần kỵ dấm thanh và các chất chua. Quan niệm ăn kiêng khi uống thuốc là cần thiết và hợp lý vì các vị thuốc và món ăn có thể tương phản nhau, tương úy lẫn nhau làm mất tác dụng của thuốc, kém hiệu quả trị bệnh và còn có thể phát sinh bệnh khác.

Kiêng kỵ trong “phối” đồ ăn:

YHCT cho rằng nhiều nhóm thực phẩm khi kết hợp với nhau tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe. Cụ thể như thịt lợn không ăn kèm với gừng sống; thịt trâu, thịt dê và rau mùi. Gan lợn kiêng ăn chung với gỏi cá. Thịt chim bồ câu kiêng ăn chung lòng cá chép. Thịt dê kiêng ăn chung với quả mơ, đậu nành (đậu tương). Mọi người chú ý không nên ăn cùng những cặp thực phẩm: gỏi cá/thịt lợn và giấm thanh; lòng, gan dê/hạt tiêu và măng tre; thịt chó, tiết chó/thịt gà, thịt dê, tỏi, lòng trâu. Thịt gà/tỏi, rau cải, hành sống, kinh giới, muối vừng, cá chép; thịt vịt/hồ đào, muối vừng; cá diếc/đường, rau cải, tỏi, gan lợn, thịt gà. Thịt ba ba/rau dền, rau sam, lá bạc hà. Quan niệm Đông y cũng nêu rõ, nếu ăn cua thì tránh ăn rau kinh giới và vỏ quýt. Ăn quả mận tránh ăn mật, thịt vịt, gà. Ăn chanh tránh ăn hạt cau (ăn trầu). Ăn táo chung với hành tươi là không tốt. Không ăn chung hành, tỏi sống với mật ong. Không uống chung nước cam với sữa bò. Một kinh nghiệm nữa là không chế biến trứng vịt với tỏi, ăn lòng lợn kèm canh hến hay ăn khoai lang cùng trái hồng. Tương tự không nấu cá chép với cam thảo, không cho rau dền vào nước luộc gà, không ăn sữa đậu nành với trứng gà…

Một số đồ ăn tránh phối hợp:

+ Gan động vật – cà rốt, rau cần: Không nên dùng các loại rau, củ quả nay sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật hàm lượng sắt, đồng và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong các rau củ quả này bị oxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra, loại rau củ quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

+ Sữa bò với nước trái cây chua (cam, quýt, chanh): Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nước hoa quả còn có tính axit, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

+ Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt dê, thịt chó rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein có trong thịt chó, dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ung thư.

+ Nhân sâm và hải sản: Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản. Theo YHCT, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ này triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Sau khi dùng nhân sâm cũng không được uống trà, vì sẽ làm giảm tác dụng nhân sâm.

Bài thuốc dùng nước lã trị bệnh:

Phương pháp chữa táo bón, nhuận tràng đơn giản bằng nước lã. Cụ thể, dùng một cốc lớn nước nóng và một cốc lớn nước đun sôi để lạnh pha đều, uống vào buổi sáng ngay khi mới ngủ dậy, kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, có thể dùng nước lã kết hợp với gừng nướng trị đau bụng đi ngoài, ói mửa, nôn khan. Hoặc dùng một cốc nước sạch cùng gừng tươi (3-5 lát) đun sôi trong 5 phút rồi pha với nước sôi để nguội, uống sẽ có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài, nôn mửa.

Viện Viễn Đông Bác Cổ – EFEO và kho sách quý hiếm về Việt Nam

Ngay năm 1886, khi vừa được bổ nhiệm làm tổng công sứ Trung-Bắc Kỳ, Paul Bert đã có ý tưởng thành lập Bắc Kỳ Hàn Lâm Viện (Académie tonkinoise) nhằm...

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc...

Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Người kể chuyện tình” tài hoa

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một trong những tên tuổi lừng lẫy trong làng nhạc tình cảm Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm với các tác phẩm...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Lịch sử công viên Tao Đàn

Những người từng sống ở Sài Gòn không ai không biết đến công viên Tao Đàn còn gọi là vườn Bờ Rô. Thật ra tên Bờ Rô trước đây được...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Làm gì nếu bị mắc kẹt trong thang máy?

Có lẽ cơn ác mộng tồi tệ nhất với hầu hết mọi người khi di chuyển trong các tòa nhà cao tầng là bị kẹt trong thang máy. Đây quả...

Exit mobile version