Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Niềng răng hoạt động như thế nào?

Niềng răng là một trong những cách phổ biến giúp bạn sở hữu một nụ cười rạng rỡ đẹp đẽ. Vậy bộ khung kim loại đó hoạt động như thế nào? Mục đích của niềng răng là tạo áp lực lên răng để đẩy chúng di chuyển vào đúng vị trí bên trong miệng. Đa số chúng ta đều bị móm hoặc hô tùy mức độ nặng nhẹ và niềng răng sẽ khắc phục điều đó! Hầu hết bệnh nhân chỉnh nha đều ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng ngày nay người lớn niềng răng cũng không phải là hiếm.

Trước khi niềng răng

Mỗi chiếc răng đều có tên và biểu đồ vị trí chính xác của chúng. Trước tiên, bạn cần gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn cách tốt nhất để có một bộ răng thẳng tắp! Bác sĩ chỉnh nha của bạn có thể điều chỉnh niềng răng của bạn theo từng giai đoạn hoặc liên tục tùy vào từng trường hợp của mỗi người.
Một số liên quan đến di truyền, nếu răng lệch xuất hiện trong gia đình bạn, bạn cũng có thể bị lệch răng. Nếu bạn mút ngón tay cái hoặc núm vú giả nhiều khi còn nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa của bạn. Vì vậy, nếu bạn cần niềng răng, đó không phải lỗi của bạn! Hãy xem xét kỹ hơn một chút về quá trình này.

Trước khi niềng răng, bạn có thể phải điều trị bổ sung trước. Một ví dụ điển hình về điều này là đeo khí cụ nới rộng hàm. Có hai loại: hàm trên và hàm dưới. Vậy tác dụng của khí cụ nới rộng hàm là gì? Khí cụ nới sẽ kéo căng xương và sụn của vòm miệng cứng trước khi nó ngừng phát triển (lý tưởng nhất là nó nên được áp dụng trước 14 tuổi). Nó ngăn không cho răng chen chúc và tạo khoảng trống để niềng răng.

Vòng kim loại được gắn vào răng hàm sau. Phần thân khí cụ nới chứa các vít nở, khi được điều chỉnh nó sẽ đẩy các răng hàm sau và kéo căng phần sụn mềm của vòm miệng trong vài tuần. Bệnh nhân thường có khoảng trống ở răng cửa trong quá trình này, điều này có nghĩa là quá trình nới đang tiến triển tốt. Nhưng nghe có vẻ đau đớn! Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy áp lực lên các răng hàm phía sau và khó chịu ở răng, vùng sau mũi và mắt, hoặc ở thái dương. Nhưng sẽ dần biến mất theo thời gian.

Quá trình niềng răng

Khi miệng của bạn đã được nong rộng đã đến lúc niềng răng rồi, trước tiên, bác sĩ chỉnh nha sẽ làm sạch và đánh bóng răng để gắn các khung kim loại vào. Niềng răng có thể trông đơn giản, nhưng chúng gồm khá nhiều bộ phận khác nhau: chất kết dính, mắc cài, dây vòm, dây chằng, miếng đệm, thun chỉnh nha.

Chất kết dính giúp mắc cài dính chặt vào răng. Dây vòm kết nối các mắc cài và giúp kéo các răng lại với nhau theo thời gian. Dây chằng kết nối các mắc cài với với dây vòm. Chúng có vai trò quan trọng trong việc kéo thẳng răng của bạn, vì vậy chúng thường được thay mới và siết chặt mỗi khi bạn đến gặp bác sĩ chỉnh nha. Không phải ai cũng cần các thun chỉnh nha, chúng thường được đeo trên mắc cài nối hàm trên với hàm dưới, chúng tác động một lực ổn định để định hướng răng vào đúng vị trí.

Làm cách nào mà những khí cụ này có thể giúp răng thẳng hàng? Đó là kết quả của việc tạo một áp lực liên tục trong ngưỡng chịu được trong một thời gian. Hầu hết áp lực này đến từ dây đàn chằng, dây vòm và giá đỡ giữ tất cả cố định trong và sau khi răng di chuyển. Nếu bạn gặp một trường hợp phức tạp, thun chỉnh nha sẽ được áp dụng để tạo thêm áp lực để di chuyển những chiếc răng cứng đầu.

Bạn chỉ nhìn thấy phần chóp răng, phần còn lại của chúng được cố định trong nướu. Áp lực bạn cảm thấy trên răng cũng tác động lên màng nha chu – mô mềm bên dưới nướu của bạn. Một bên của màng này mềm hơn bên kia, cho phép răng di chuyển an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh một nụ cười đẹp thì niềng răng còn có một lợi ích khác giúp răng của bạn chắc khỏe hơn khi chúng chịu được áp lực tác động của quá trình niềng răng. Nó cũng giúp tạo ra các tế bào mới làm gia tăng mật độ xương trong răng từ đó bảo vệ răng khỏi các vấn đề răng miệng có thể xảy ra sau này.

Sau khi niềng răng

Tùy vào mỗi người mà thời gian niềng răng khác nhau, thường là 2 năm. Và cảm giác lúc này thật tuyệt vời. Bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ tháo tất cả dây vòm và dây chằng. Sau đó, tách các mắc cài bằng chiếc kìm nhỏ. Có thể bạn sẽ được yêu cầu bạn đánh răng kỹ tại chỗ, để sau đó họ có thể loại bỏ bất kỳ chất kết dính nào còn sót lại trên răng của bạn. Tất nhiên, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng là rất quan trọng: đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng nước súc miệng và dùng chỉ nha khoa.

Bạn có thể đeo niềng duy trì giúp giữ răng của bạn ở đúng vị trí. Có 2 loại niềng duy trì:

Tất cả những điều này có vẻ quá sức, niềng răng thường không được coi là một trải nghiệm thoải mái và đòi hỏi rất nhiều sự chịu đựng và kiên trì. Áp lực trên răng và hàm có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy khó chịu bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ chỉnh nha của bạn và có thể điều chỉnh phương pháp điều trị của mình theo một cách tốt hơn. Hãy vì kết quả cuối cùng là một nụ cười rạng rỡ, bạn càng nỗ lực nhiều hơn và bạn càng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha, thì kết quả của bạn sẽ càng tốt. Cố lên!

Nguồn: BRIGHT SIDE

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Vẻ đẹp đặc biệt của Hà Nội qua những gánh hàng rong nhìn từ trên cao

Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Loes Heerink đang ấp ủ dự tính xuất một quyển sách ảnh về những xe hàng rong đầy chất thơ mà cô chụp được...

Phương tiện di chuyển của người Việt xưa

Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (1): Từ kiệu đến võng Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá...

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết...

Công trình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng

Nghênh Lương Đình - một trong hai di tích của cố đô Huế được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng, là công trình kiến trúc gắn bó với lịch...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Dinh thự cổ tráng lệ bậc nhất Sài Gòn xưa

 Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa… Tọa lạc tại số...

Exit mobile version