Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 tín hiệu cho thấy sếp muốn bạn rời đi

Trong cuộc sống này, không phải lúc nào mọi việc cũng thuận buồm xuôi gió. Nhất là trong môi trường làm việc căng thẳng, có lúc bạn và cấp trên của mình xảy ra những mâu thuẫn và có thể họ đã lên kế hoạch để đẩy bạn ra khỏi công ty.

(Ảnh: Unsplash)

Tác giả Liz Ryan là giám đốc điều hành/người sáng lập tổ chức “Human Workplace” và là tác giả quyển sách “Reinvention Roadmap” cho chúng ta biết những tín hiệu khi một người sếp muốn bạn rời khỏi công việc của mình thông qua một trường hợp cần đến sự tư vấn của Liz.

Liz Ryan giám đốc điều hành, người sáng lập tổ chức “Human Workplace”. (Ảnh: Youtube)

Kính gửi Liz,

Tôi đã làm công việc của mình trong ba năm.

Tôi yêu thích công việc này. Tuy nhiên, vài tháng gần đây mọi việc diễn ra thật tồi tệ. Tôi không muốn thừa nhận điều đó nhưng có thể tôi phải tìm kiếm một công việc mới.

Tôi đoán mình đã không nhìn nhận một cách thực tế là công việc đã không có sự tiến triển nào.

Tôi phụ trách công việc quản lý chăm sóc khách hàng cho một công ty tư vấn tiếp thị. Đó là công việc mơ ước của tôi. Tôi yêu mến khách hàng của mình. Văn phòng làm việc rất đẹp. Khách hàng của chúng tôi là những người tuyệt vời, họ làm việc cho các doanh nghiệp lớn. Đồng nghiệp của tôi cũng rất tuyệt, tuy nhiên tôi gặp một vấn đề rất lớn. Đó là sếp của tôi “Lisa”, cô ấy luôn tỏ ra coi thường tôi.

Lisa không phải là người tuyển dụng tôi từ ban đầu. Sếp cũ của tôi đã chuyển đến một văn phòng khác và Lisa đến để thay thế cô ấy. Lisa không có kế hoạch sử dụng tôi ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc. Tôi nghĩ một lý do dẫn đến việc Lisa không thích tôi là bởi vì tôi làm chính xác công việc của cô ấy trước đây. Tôi muốn trở thành người quản lý chăm sóc khách hàng khi tôi nhận công việc này.

Tôi lựa chọn công việc này vì tôi không muốn tiếp tục điều hành quản lý một nhóm nữa. Con tôi mới chỉ chập chững đi mà thôi. Công việc này là phù hợp nhất cho tôi trong điều kiện hiện tại, nhưng Lisa đang làm cho tôi không thể ở lại đây được nữa.

(Ảnh: Pinterest)

Cô ấy thường xuyên “soi” tôi về mọi chi tiết và cô ấy thường không làm điều đó ai với khác cả. Cô ấy giao tôi những nhiệm vụ “ngớ ngẩn” và yêu cầu hoàn thành với thời hạn không khả thi. Rõ ràng cô ấy đang cố “tìm cách” làm cho tôi bỏ cuộc, hoặc đặt tôi vào hoàn cảnh dẫn đến thất bại và cô ấy có lý do để sa thải tôi. Hiện tại chúng tôi không có bộ phận nhân sự chuyên trách. Tuy nhiên tôi vẫn có thể “vượt mặt” Lisa để trao đổi với giám đốc công ty nhưng đó sẽ là nỗ lực cuối cùng để cứu vãn công việc hiện tại bởi Lisa rất được lòng đội ngũ lãnh đạo (mặc dù không ai từng thấy cô ấy làm bất cứ công việc nào cả).

Mọi người trong văn phòng đều nhận thấy Lisa thường xuyên gây khó dễ cho tôi. Họ hỏi tôi “Bạn đã làm gì để Lisa khó chịu đến vậy?” và tất cả những gì tôi có thể nói với mọi người là “Tôi đoán cô ấy không thích tôi – đó là tất cả những gì tôi biết”.

Tôi dự định sẽ làm công việc này ít nhất đến lúc con trai tôi bắt đầu đi mẫu giáo. Tuy nhiên giờ đây tôi đoán điều này sẽ không thể xảy ra. Theo bạn tôi cần phải làm gì trong hoàn cảnh này ?

Chân thành Cảm ơn!

Brigitte

Trong phần hồi âm lại cho Brigitte, Liz Ryan đã chỉ ra những dấu hiệu để nhận biết cấp trên muốn cô ấy rời khỏi công việc của mình.

Gửi Brigitte,

Tình huống của bạn nghe có vẻ rất căng thẳng nhưng tôi tin bạn sẽ vượt qua được trở ngại này.

Bạn nghĩ nỗ lực cuối cùng và cần thiết là “vượt mặt” Lisa để trao đổi với giám đốc công ty hoặc bất kỳ ai có thể hiểu và đồng cảm về hoàn cảnh và suy nghĩ hiện tại của bạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi khi ai đó giống như Lisa, người rất được coi trọng từ ban lãnh đạo, thì thường kết quả sẽ là điều ngược lại.

Giám đốc công ty có thể sẽ trao cho Lisa thêm rất nhiều sự ủng hộ và quyền lợi đặc biệt bởi vì cô ấy đã không làm được như kỳ vọng. Những thông tin của bạn (“Lisa bất tài, tồi tệ và cố gắng đẩy bạn ra khỏi công ty”) có thể chỉ là những gì người chủ công ty của bạn muốn nghe để nhận ra rằng Lisa không đủ tiêu chuẩn cho vai trò lãnh đạo của cô ấy như nhận định ban đầu. Cô ấy có thể cần phải được đào tạo nhiều hơn những điều cô ấy hiện đang có được.

Tất nhiên giám đốc công ty của bạn không phải là kẻ “khờ dại”. Họ sẽ không bao giờ phát triển công ty đến được quy mô hiện tại và đứng vững bằng cách đưa ra những quyết định quản lý “tồi tệ”. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cho giám đốc công ty một cơ hội để làm sự việc trở nên tốt đẹp.

Bạn có thể liên lạc với người quản lý cũ để nhận lời khuyên. Họ có thể đề cập với giám đốc về vấn đề giữa bạn và Lisa hoặc đề nghị giám đốc nói chuyện trực tiếp với bạn.

Đồng thời, bạn có thể bắt đầu khởi động việc tìm kiếm công việc khác tiềm năng phù hợp với bạn.

Bạn nói đúng – thật đáng buồn khi nhận được tín hiệu rằng đã đến lúc phải thu xếp công việc hiện tại và tiếp tục bước đi. Tuy nhiên công việc tiếp theo thường tốt đẹp hơn so với những thứ mà bạn bỏ lại – đặc biệt khi bạn phải làm việc với một người sếp luôn “ghen tị” khi thấy bạn đạt được thành công trong công việc!

(Ảnh: Pixabay)

Dưới đây là 10 dấu hiệu rõ ràng cho thấy sếp muốn bạn rời bỏ công việc hiện tại:

1. Khi bạn hoàn thành cái gì tốt đẹp hoặc điều gì đáng chú ý trong công việc và bạn nói với sếp của mình, cảm xúc đầu tiên bạn nhìn thấy trên khuôn mặt của họ là sự bực tức – họ thấy không thoải mái hoặc tự hào về điều đó. Họ không muốn bạn thành công – ngay cả khi thành công đó cũng giúp chính bản thân họ nữa!

2. Khi một người quản lý cấp cao hơn ca ngợi bạn, cảm xúc trên khuôn mặt của sếp bạn thậm chí còn tồi tệ hơn – nó thể hiện rõ sự ghen tị thậm chí đó là một cơn thịnh nộ. Phản ứng đầu tiên của họ đối với sự công nhận xứng đáng của bạn là “Làm thế nào anh/chị có thể nổi bật hơn tôi cơ chứ?”!

3. Người quản lý cố gắng giao cho bạn những dự án không quan trọng để bạn cảm thấy buồn chán và bỏ cuộc, hoặc bạn sẽ không thể tập trung vào công việc và bỏ lỡ mục tiêu của mình.

4. Người quản lý nói về bạn với các nhân viên khác – đặc biệt chỉ ra những sai sót của bạn – và họ cũng nói cho bạn biết về điều này.

5. Sếp ngăn cản việc bạn liên lạc với những người liên quan để thực hiện công việc của mình. Họ thậm chí có thể nói với các nhà quản lý khác “Tôi đang để Brigitte ngừng quản lý tài khoản Penske vì cô ấy không thể xử lý nó – có quá nhiều sai lầm.”

6. Sếp của bạn bắt đầu trao đổi với bạn qua email, và sao chép thông tin đó chuyển tới phòng quản lý nhân sự.

7. Cắt đứt thông tin liên lạc hoàn toàn, và sẽ không trả lời thư điện tử hoặc văn bản của bạn.

8. Sếp của bạn bắt đầu chọn bất cứ sai lầm nào hoặc thậm chí nó không tồn tại để làm cơ sở cho việc chỉ trích.

9. Sếp tìm cách “đẩy” bạn ngày một xa hơn với công việc quan trọng của bộ phận, đưa ra nhận định rằng bạn là người không thể tin tưởng.

10. Sếp của bạn bắt đầu lánh xa những người từ chối tham gia như là sếp lánh xa bạn.

Hãy luôn luôn lưu ý để theo dõi thị trường tuyển dụng tiềm năng và thậm chí có các buổi nói chuyện với các nhà tuyển dụng, tất nhiên bạn cũng đang ở vị thế để có thể tự bảo vệ mình trong công việc hiện tại. Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn có thể tự bảo vệ chính mình?

Nếu giám đốc của bạn không biết các vấn đề bạn gặp phải với Lisa, thì điều sau có thể xảy ra – Lisa có thể thành công trong việc đẩy bạn ra khỏi công việc hiện tại – và giám đốc sẽ không bao giờ biết về điều đó.

Nếu bạn nghe ngóng được tín hiệu có thể chuyển đến một phòng ban khác hoặc Lisa có thể được chỉ đạo không “quấy rầy” bạn nữa. Tôi đã thấy điều này xảy ra vô số lần và như vậy trong tình huống này bạn có thể tự bảo vệ lấy chính mình!

(Ảnh: Pexels)

Sau cùng dù cho điều gì xảy ra, bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các “sức mạnh” mới. Có lẽ rắc rối này với Lisa xuất hiện bây giờ để nhắc nhở rằng bạn thực sự mạnh mẽ như thế nào!

Chúc những điều tốt lành sẽ đến với bạn,

Liz

Theo Forbes
Nguyễn Việt

Đường Hai Bà Trưng trước năm 1975

Đường Hai Bà Trưng là con đường huyền bí và nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Hãy khám phá những nét độc đáo của cung đường huyền thoại này. Hãy...

Chúa Nguyễn Hoàng và bước đầu tiến vào vùng Nam Trung Bộ

1. Tóm lược cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông vào khoảng thời gian 1470 – 1471 qua một số nguồn sử liệu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư  (bản khắc Chính...

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây...

Gặp sắc dục chẳng động tâm, thời thời nghiêm khắc giữ mình

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tà dâm chính là một tội ác, là điều mà những bậc chính nhân quân tử đều nghiêm khắc giữ mình, không bao...

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Ầu ơ, nước mắm khấu xì dầu!

Hồi còn nhỏ, tôi đã từng rất ngạc nhiên khi nghe ba tôi nói rằng người Hoa không có những bài hát ru con như người Việt. Khi tôi thắc...

Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Thuốc lá Sài Gòn xưa

Đầu thế kỷ 20, một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính…,lúc này nhu cầu sử...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Exit mobile version