Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

12 triết lý nhân sinh giúp bạn trút bỏ muộn phiền

Sinh ra trên đời, người ta vốn chỉ là một hạt bụi. Số kiếp ngắn ngủi vô cùng, vòng xoay cuộc sống cứ dẫn ta đi mãi. Lạc bước trăm năm rồi cũng đến lúc dừng chân. Mộng đẹp thì không bền, tỉnh giấc sẽ tàn phai, họa chăng chỉ còn tiếng thở dài trong đêm hư tĩnh…

1. Đừng khóc vì mọi thứ đã kết thúc. Hãy cười vì nó đã xảy ra. Tiếc nuối chỉ đào sâu phiền não, mỉm cười bước qua, ngẩng mặt lên ắt sẽ thấy cầu vồng chiếu rọi trên đầu.

2. Có những người không đợi được, chỉ có thể bỏ đi. Có những thứ không thể nào có được, chỉ có thể từ bỏ. Có những chuyện đã qua, hạnh phúc hay đau xót, chỉ có thể chôn xuống đáy lòng. Có những muộn phiền, bất lực chỉ có thể tự mình tiêu tan. Có những nhớ nhung không thể nào giải tỏa, nói ra chi bằng giữ lại trong lòng… Trên đời thực ra có rất nhiều việc không cần để tâm, có để tâm cũng chẳng thể làm gì được. Chi bằng hãy buông xả, tùy duyên.

3. Hoa nở, ta sẽ vẽ hoa. Hoa tàn, ta sẽ vẽ chính mình. Người đến bên thì ta đương nhiên vẽ người. Người đi rồi, ta lại vẽ một bức tranh hồi ức.

4. Nhân sinh vô thường, thế sự vốn là khó đoán. Người bạn thân thiết nhất hôm nay còn khỏe mạnh nhưng rất có thể ngày mai đã rời bỏ ta đi, người yêu hôm nay còn tha thiết chẳng rời nhưng rất có thể ngày mai sẽ quay lưng, thay lòng đổi dạ. Kiếp người nhỏ bé, yếu mềm biết bao nhiêu. Trăm năm qua đi, bạn chẳng giữ lại được gì, càng không giữ lại được một trái tim đã thay đổi.

5. Cuộc đời ta đi qua ngàn vạn người nhưng thế giới này chỉ có một người sinh ra là để dành cho bạn. Bạn cũng là vì người đó mà sinh ra. Gặp được nhau rồi thì chính là may mắn. Hãy biết trân quý phúc phận của nhau. Buông tay rất dễ, cùng nhau bước qua đoạn đường dài ôi sao thật khó khăn!

6. Đời người ta giống như tấm cửa kính nhuộm màu. Họ bừng sáng và lấp lánh khi trời nắng. Nhưng khi mặt trời lặn, vẻ đẹp thực sự chỉ hiển lộ nếu có ánh sáng hắt ra từ bên trong.

7. Sinh ra mà đã biết là bậc trên, học rồi mới biết là bậc thứ. Gặp cảnh khốn rồi mới chịu học lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn rồi mà vẫn không chịu học (Khổng Tử).

8. Ta có thể giữ đồng hồ cát trong tay nhưng không thể ngăn nhịp chảy đều đặn, vô tình của thời gian. Đắm chìm trong giấc mộng phồn hoa, hỏi mấy ai dám cởi bỏ chiếc áo khoác hư vinh kia mà nhìn thấu lòng mình? Hỏi mấy ai có thể dửng dưng trước danh lợi, sống đạm bạc mà vẫn hành thiện, trong gian khó mà vẫn lạc quan giữa chốn đô hội, hoa lệ kia đây?

9. Lòng tin giống như một tờ giấy, một khi đã bị nhàu thì dù có vuốt cho phẳng mấy cũng không thể khôi phục vẻ ban đầu.

10. Điều đáng bi ai nhất của người phụ nữ không phải là tuổi xuân già đi, mà là đánh mất chính mình. Điều đáng tiếc nhất của người của phụ nữ không phải là má hồng không còn, mà là lòng tự tin không có. Một người phụ nữ có tâm hồn là một người có sức quyến rũ từ bên trong. Một người phụ nữ có tín ngưỡng là một người có năng lượng tích cực.

11. Giữa người với người chính là một loại duyên phận. Giữa lòng với lòng chính là một loại giao lưu. Giữa yêu thương và yêu thương chính là một loại tình cảm. Giữa tình cảm và tình cảm chính là một con tim chân thành. Giữa lỗi lầm và lỗi lầm chính là một sự tha thứ.

12. Tri kỷ trong đời thực khó kiếm? Quen biết khắp thiên hạ, tri kỷ không mấy người. Nhưng tìm được rồi thì đúng là niềm vui bất tuyệt, chính là như bất ngờ gặp được một mảnh tâm hồn còn thiếu của ta. “Rượu gặp bạn hiền nghìn chén ít. Lời không hợp ý nửa câu nhiều“. Người tri kỷ và ta ngồi dưới bóng trăng rằm, thưởng một chén trà thơm, bàn bàn luận luận chuyện cổ kim, nói nói cười cười tỏ tình tri ngộ. Người đi, dặm hồng bụi cuốn, áo bào phôi pha. Ta đưa người ngàn dặm cũng phải dừng bước biệt ly. Chân trời góc bể, hôm sớm sau này, lấy ai mà tỏ lòng tri âm tri kỷ nữa?

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh là gì?

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Đa nghệ tinh tất linh linh”. Có lẽ là câu nói vui mà người đời bảo với nhau nghe, khi bàn luận về cái...

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến của Việt Nam

Án sát: Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bát y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng...

Trang Trong Trang Ngoài Một Tờ Báo

Nói tới thơ văn trên các báo miền Nam Việt Nam cũng là nói tới các tác giả miền Nam trong làng báo. 1- Và một khi đã nói tới...

Cơm vua

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua , Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Phan Thanh Giản – Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ

1. Vùng đất Lục tỉnh (Nam Kỳ) được chính thức khai khẩn kể từ khi chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Những hình ảnh màu quý giá người Việt 100 năm trước

Trong những năm 1914-1917, nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy đã thực hiện nhiều bức chân dung màu đặc sắc về người Việt. Ngày nay, các bức ảnh của...

Dân bè cá

Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay...

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như "hy vọng đi vào, thất vọng đi ra". Điều này cho thấy sự bất...

Bồ đào mỹ tửu – Người tỉnh ta… sai?

Nhớ mang máng ngày xưa có lần được nghe thầy giảng Bồ đào mĩ tửu. Nghe như vịt nghe sấm. Chữ thầy trả thầy. Hôm nay xin vô phép hỏi thầy: –...

Exit mobile version