Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 cách để đối phó với những người xấu tính

Thế giới vẫn luôn đầy rẫy những kẻ xấu tính (Difficult People) cho dù bạn đang chờ xe bus, mua hàng trong siêu thị, làm việc tại văn phòng, ở trường, thư viện, hiệu sách hay bất cứ nơi đâu. Đó là những con người thiếu kiên nhẫn, không có khả năng kiềm chế cảm xúc, nóng vội, hay giận dữ, thiếu sự đồng cảm, ích kỷ và vô số tính từ khác mà bạn có thể miêu tả về họ.

Vậy thì làm gì nếu chẳng may bạn “phải” đối đầu với họ? Bạn có nên đáp trả bằng thái độ, lời nói và hành động giống như họ đã làm với bạn không? Hoàn toàn không! Thay vì như vậy, hãy áp dụng 5 cách dưới đây để làm chủ mọi xung đột.

1. Giữ tâm thế thoải mái

Tuy khó nhưng tỏ ra khó chịu với những người như vậy sẽ chỉ khiến cho tình huống càng trở nên tệ hơn. Bạn cần cố gắng kiềm chế cảm xúc và nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào muốn “bùng nổ” thì hãy thở sâu và đếm chậm từ 1 đến 10. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra hậu quả của hành động đáp trả đối phương nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc bạn thả lỏng cơ thể tạm thời.

2. Chấp nhận một số người có tính cách khác bạn

Hiểu và chấp nhận rằng bản tính của một số người tự nhiên đã vậy. Họ rất khó thay đổi. Do vậy, bạn không nên lãng phí thời gian và năng lượng vì những điều nhỏ nhặt. Nếu đồng nghiệp của bạn chẳng bao giờ lau sạch bàn sau khi uống cafe thì cũng đừng vội nóng nảy với họ. Hãy lựa chọn thời gian phù hợp để nói chuyện trực tiếp và tiết kiệm năng lượng lúc đó cho những “trận chiến” quan trọng hơn.

3. Làm phân tâm đối phương bằng sự hài hước

Một cách thú vị để khiến tình huống bớt căng thẳng là pha trò, chẳng hạn như một câu nói đùa hay mở một video hài hước đều là ý tưởng tốt. Bằng cách này, đối phương sẽ hiểu là bạn không muốn cho câu chuyện trở nên nghiêm trọng hơn mà muốn cả hai đều giữ được sự thoải mái nhất có thể.

4. Đừng hạ thấp người khác

“Hai cái sai không làm nên một cái đúng”. Việc bạn làm điều xấu cho người khác để trả thù chỉ vì người đó đã làm điều xấu với bạn là điều không thể chấp nhận được. Bởi lẽ, nó hoàn toàn phản tác dụng và rõ ràng, hành động của bạn quá trẻ con. Thay vì như vậy, hãy cao thượng, “lùi một bước để tiến một bước” và bạn sẽ thấy tình huống lúc này dễ giải quyết hơn rất nhiều.

5. Lắng nghe

Hãy xem việc đối phó với một người khó tính cũng giống như bạn đang đối mặt với một đứa trẻ thích làm nũng, hay khóc nhè và dường như bạn không thể nào dỗ dành nó. Thô bạo chỉ “thêm dầu vào lửa”.

Tốt hơn là hãy lắng nghe điều họ đang nói (ngay cả khi bạn cảm thấy rất khó chịu trong lòng) và chia sẻ rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm xúc của họ. Đừng nói dối chỉ bởi vì bạn muốn thoát khỏi cuộc xung đột.

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương sáu: Chấm thi

Mục đích của thi Ðình là khảo sát lại một lần những người đã đỗ Trúng cách thi Hội rồi theo kết quả mà sắp đặt người đỗ Tiến sĩ...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh – Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Vài suy niệm về Francisco de Pina và việc hình thành chữ Quốc Ngữ

Tóm tắt Xem trong các viện lưu trữ, dường như chúng ta không thể khám phá ra tài liệu quan trọng nào chưa được khai thác để tìm hiểu về...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Giải mã lăng Hùng Vương

Trong bức ảnh đính kèm theo đây là kiến trúc gì, toạ lạc tại đâu và được xây cất vào niên đại nào? Ba chữ Hán ở giữa phần trên...

Họ Doãn làm giàu

Đời nhà Chu, có người họ Doãn chỉ chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vả, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già,...

Xe công cộng của người bình dân Sài Gòn xưa

Bóng dáng xe Lam không còn xuất hiện trên đường, song loại xe 3 bánh với tiếng nổ “bành bành” từng là một phần cuộc sống của người Sài Gòn...

Nhìn lại lịch sử Bách Việt

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Exit mobile version