Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài hoa uẩn tàng”, tức là bản tính chính nghĩa cương trực, còn tài năng thì không dễ dàng hiển lộ ra ngoài để thể hiện mình. Kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn trái lại, “tâm địa ám muội, tài hoa phô trương”.

Trong cuốn “Thái Căn Đàm. Lập đức tu thân” viết: “Quân tử chi tâm sự, thiên thanh nhật bạch, bất khả sử nhân bất tri; quân tử chi tài hoa, ngọc uẩn châu tàng, bất khả sử nhân dịch tri”, tức là bậc chính nhân quân tử có tu dưỡng đạo đức, hành vi tư tưởng của họ phải như thanh thiên bạch nhật, quang minh lỗi lạc, không có hành vi ám muội nào cần phải giấu, còn tài hoa và năng lực của họ phải như châu ngọc, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài làm loá mắt người khác.

Không để cho người khác mơ hồ về tâm địa của mình là phép tắc làm người của bậc quân tử. Còn không phô trương tài hoa là phép tắc xử thế của bậc quân tử. Cách làm người và xử thế như vậy có thể tránh được hoạ hoạn, tổn hại phẩm đức, cũng có thể khiến người khác từ bề ngoài mà nhìn thấy được nội tâm bên trong của họ.

Cũng có người thắc mắc rằng: “Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”, vẽ cọp vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt không biết lòng. Nội tâm chân chính của một người đều là ẩn giấu bên trong, cho nên muốn chân chính hiểu rõ một người là chính nhân quân tử hay ngụy quân tử là rất khó. Đúng là khó, nhưng không phải là không thể.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử đưa ra 3 thuật xét người: “Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kì sở an”. “Thị kỳ sở dĩ” là chỉ việc muốn hiểu rõ một người, thì cần phải xem mục đích và động cơ làm việc của người đó. Bởi vì, động cơ quyết định phương cách, chúng ta xem người đó làm gì, càng cần phải xem người đó tại sao phải làm như thế.

“Quan kỳ sở do” chính là cách làm của người đó có nhất quán hay không. Bậc quân tử cũng yêu quý tiền của, nhưng quân tử khác với tiểu nhân. Kẻ tiểu nhân có thể trộm, có thể cướp, có thể đoạt, thậm chí giết người để chiếm lấy. Nhưng người quân tử thì không làm như vậy, cho dù tiền tài như hoa tươi bên cạnh có thể tuỳ ý hái, họ cũng phải suy nghĩ có phù hợp với đạo hay không rồi mới nhận.

Để biết một người, có khi không phải ở chỗ người đó làm thứ gì, làm lớn bao nhiêu, làm nhiều bao nhiêu, mà là cần phải xem người đó làm như thế nào. Làm quan lớn, hối lộ nhiều, tiền kiếm được nhiều, nhưng do lừa gạt lừa dối mà có được, thì cũng là loại người cổ nhân không coi trọng.

“Sát kỳ sở an” chính là nói nhìn xem hàm dưỡng bình thường của người đó. Ví như người mà tâm tính nóng nảy, nôn nóng thành công, mưu cầu điều lợi, có một chút thành tích đã tự cao tự mãn, không xem ai ra gì, ví như gặp chút gian nan đã co đầu rút cổ, oán trời trách người… đều là không có hàm dưỡng.

Người như vậy khi làm việc có thể nửa đường vứt bỏ, giao thiệp bạn bè có thể bội tín quên nghĩa. Chỉ có những người có tu dưỡng, an tĩnh, mới không bị ảnh hưởng vật ngoài thân, mới có thể có thành tựu.

Vậy nên nhìn người thì cần thông qua hành vi bên ngoài mà hiểu rõ bản chất bên trong.

Quân tử hành sự, theo tính mà làm, quang minh lỗi lạc, không che đậy, không phô trương thanh thế. Tài hoa tiềm tàng không đồng nghĩa với cất giấu, không dùng, mà là chỉ thi triển ở nơi đáng thi triển, không quá phô trương. Quá phô trương rất có thể khiến bản thân mình rơi vào lúng túng, thậm chí dẫn đến hoạ diệt vong.

Những người có đạo đức cao thượng, bậc trí giả, cao nhân chân chính luôn làm người “cao điệu” (tuân theo đạo đức cao thượng) mà làm việc thì lại “thấp điệu” (khiêm nhường). Họ sống giống như người bình thường, hoài bão tự nhiên, lặng lẽ tu dưỡng tài hoa, vừa không để cho dục niệm trong lòng che lấp, lại không để cho tâm cảnh bị hư vinh quyến rũ. Trong cuộc sống, những người như vậy mới thực sự đáng tin cậy và được kính trọng.

Khi làm người thì “cao điệu” một chút, yêu cầu nghiêm túc một chút, còn khi làm việc thì “thấp điệu” một chút, khiêm hoà một chút. Có thể phương châm sống như vậy không làm cho chúng ta trở thành cao nhân, nhưng ít nhất nó cũng khiến chúng ta đạt đến cảnh giới nhân sinh cao hơn.

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Địa chính trị (Geopolitics)

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể,...

Những công viên từng là nghĩa trang tại Sài Gòn

Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám...

Bí mật của bánh tét

Một trong những sở thích lạ đời của tôi là đi tìm “tiểu sử” của những món ăn truyền thống. Có những món đã được viết nhiều như phở, bánh...

Sài Gòn thập niên 1920 qua loạt ảnh phục chế màu

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

Một thời xe điện lang keng

Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có...

Tiếng Hát Thái Hiền

Chiều Chủ Nhật 22 tháng trước có buổi nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được tổ chức tại Star Performing Art Center trong thị xã Fountain Valley của...

Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời...

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Exit mobile version