Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm ái ngại, thuận cho. Một mình Hoa Hâm nói:

Không nên, đang bước nguy hiểm, sinh, tử, hoạ, phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một người vậy. Bây giờ vô nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì có bỏ được người ta không?”.

Chúng nhận cố nói với Hoa Hâm cho người kia cùng đi. Hoa Hâm bằng lòng.

Người kia đi được một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói:

Không nên. Người ta cùng đi với mình là người bạn mình. Người ta gặp sự chẳng may như vậy mà mình bỏ người ta sao cho đành!”.

Nói rồi, bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu mãi không được, Hoa

Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đi.

Lời bàn:

Vô cớ cho một người lạ nhập bọn, nghĩa là cũng không nên, một là e xảy ra sự gì hại đến thân mình, hai là sợ không được thuỷ chung với người ta. Đã nhận người ta đi với mình thành một bọn, giữa đường người ta gặp sự chẳng may mà bỏ mặc người ta, nghĩa lại càng không nên lắm, vì như thế là bạc ác, bất nhân, chỉ biết nhau trong lúc vô sự, đến khi nguy hiểm rồi lại bỏ nhau. Biết được cái đạo không nên nhận và cái đạo đã nhận như Hoa Hâm đây mới thực là người hiểu rõ chữ “nghĩa” tức là hiểu việc nên làm thế nào mới là phải vậy.

————————–

(1) Hoa Hâm: người cuối đời nhà Đông Hán, học giỏi, làm quan đến chức Thượng Thư Lệnh.

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu...

Vương cung Thánh đường Sở Kiện Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam

Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Sự kế thừa và phát triển của nhã nhạc triều Nguyễn

Vương triều nhà Nguyễn từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để "di dưỡng tinh thần" và để biện chính...

Âm đức nghĩa là gì? Vì sao lại gọi là “âm”?

Các ghi chép khuyến thiện thời xưa thường xuyên nhắc đến các từ như “âm phúc”, “âm đức”, “âm công” để chỉ việc hành thiện tích đức, đắc thiện quả,...

Chuyến xe đò cuối năm

Sự di chuyển trở nên càng ngày càng khó khăn nguy hiểm. Nay đắp mô, mai gài mìn! Thôi năm nay con khỏi về ăn Tết với Ba và các...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Đời sống của người Việt cổ qua những hình vẽ

I. TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Hiện vật tiêu biểu nhất của văn hóa Việt cổ, nền văn minh sông Hồng TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ MẶT TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ BẢN...

Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông. - Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không - Đặt thuỵ hiệu (tức tên...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Người trí tuệ không thể hiện mình thông minh

Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có đại trí tuệ thường thường đều là ẩn giấu, không để lộ tài năng ra bên ngoài. Thời khắc...

Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe – Phần 1

Hàng trăm khoảnh khắc đời thường bình dị ở Hà Nội đầu thập niên 1990 đã được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại một cách vô cùng...

Exit mobile version