Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cần kiệm thành đại sự

Trong cuốn Chu Tử Gia Huấn thời Minh nói rằng: “Dù là ăn một bát cơm hay một bát cháo, hãy nghĩ tới việc có được nó không dễ; Dù là nửa sợi tơ, sợi chỉ, khi dùng cũng cần trân trọng, nhớ tới lúc gian nan không có nó”. Ngày nay liệu có mấy người biết cần kiệm, biết trân trọng từng hạt cơm, từng sợi chỉ?

Tương tự như vậy, những vỏ gỗ thừa, những mẩu trúc nhỏ bé mà người khác vứt đi lại có thể làm được đại sự gì? Có câu thành ngữ “Trúc đầu, mục tiết” (vỏ gỗ thừa, mẩu trúc bỏ đi), là để ví von rằng có những sự vật nhỏ bé mà lại hữu dụng không ngờ. Thành ngữ này gắn liền với một vị quan thời Đông Tấn.

(Tranh minh họa qua Aboluowang.com)

Đào Khản, tự là Sỹ Hạnh, là một vị tướng lỗi lạc, một thi nhân điền viên nổi tiếng thời Đông Tấn. Từ khi còn nhỏ Đào Khản đã mất cha, gia cảnh bần hàn, cả nhà phải sống nhờ vào việc thêu thùa của người mẹ là Trạm thị. Sau này Đào Khản làm quan tới chức Thái uý, nắm trọng binh trong tay, cai quản việc quân sự của 8 châu và đảm nhiệm chức thứ sử Lưỡng Châu, Kinh Giang. Nhờ sự cai quản của ông, Kinh Châu được thái bình, an định, người đi đường cũng không nhặt của rơi. Ông được người dân vô cùng kính mến.

Đào Khản tính tình chất phác, giản dị, yêu mến và trân trọng đồ vật, không lãng phí vật chất. Ông không dễ dàng vứt bỏ bất cứ thứ gì, mà còn biến chúng thành những vật hữu dụng. Cuốn “Thế thuyết tân ngữ chính sự đệ tam” có chép lại câu chuyện của Đào Khản như sau.

Đào Khản vô cùng cần kiệm, lại nghiêm khắc, hành sự cẩn trọng, chu toàn. Khi đảm nhiệm chức thứ sử Kinh Châu, ông ra lệnh cho những quan viên đóng thuyền cất giữ toàn bộ những vỏ gỗ thừa, với số lượng không hạn chế. Mọi người đều không hiểu ông có dụng ý gì.

Sau này vào ngày đầu tháng Giêng, khi triều thần cùng tụ hội cũng là lúc tuyết bắt đầu tan, những bông tuyết trên đường tan chảy khiến mặt đất trơn ướt. Đào Khản liền lệnh cho thuộc hạ trải số vỏ gỗ thừa đó ra đường, tránh cho mọi người đi lại bị trơn trượt.

Khi trong phủ dùng trúc sào, Đào Khản thường bảo người hầu cất những đầu mẩu trúc sào thừa lại, chất cao như núi. Mọi người cũng không hiểu ông định làm gì.

Sau này Tuyên Vũ Hầu Hoàng Uẩn thảo phạt nước Thục cần đóng thuyền, Đào Khản mang những đầu mẩu trúc sào này làm đanh để nêm thuyền.

Chuyện Đào Khản trân trọng đồ vật trở thành điển cố cho câu thành ngữ “Trúc đầu, mục tiết” (đầu mẩu gỗ, trúc).

Đào Khản cần kiệm, yêu quý và trân trọng con người cũng như vật phẩm. Trong cuốn “Tấn thư Đào Khản truyện” thuật lại rằng: Một hôm, Đàn Khản mặc thường phục ra ngoài đi tuần, thì thấy một người tay cầm một nắm lúa còn chưa chín, bèn hỏi ông ta vì sao lại như vậy?

Người đi đường đáp: “Tôi đi qua ruộng lúa, thấy buồn chân buồn tay, nên tiện tay ngắt nắm lúa chơi mà thôi.” Đào Khản liền trách mắng rằng: “Ngươi không biết nỗi vất vả khi cấy trồng, mà dám tuỳ tiện phá hoại mùa màng nhà người khác!” Thế là ông cho bắt người này về đánh cho một trận. Từ đó bách tính càng biết trân quý sức lao động, nỗ lực chăm chỉ canh tác, nhà nhà đều cơm no, áo ấm.

Đào Khản tôn sùng đức tính cần kiệm, liêm khiết không thể tách rời khỏi sự giáo dục của mẹ. Trạm thị, mẹ của Đào Khản là một người mẹ hiền đức nổi tiếng Trung Hoa cổ đại. Bà được tôn xưng là một trong “Tứ đại hiền mẫu” cùng với Mạnh Mẫu, Âu Mẫu, Nhạc Mẫu (mẹ của Mạnh Tử, của Âu Dương Tu và của Nhạc Phi).

Trong cuốn “Tấn thư liệt nữ truyện” chép lại rằng: Khi còn trẻ Đào Khản từng làm tiểu lại tại nha huyện Tầm Dương, từng cai quản việc giao dịch thị trường cá. Một lần nọ ông cử người mang biếu mẫu thân một con cá trích. Trạm Thị trả lại cá và viết một bức thư trách móc Đào Khản rằng: “Con thân làm quan, mà lại mượn việc công mưu lợi riêng, mang cá về biếu ta, không những không thể khiến ta vui vẻ, mà ngược lại còn khiến ta thêm rối lòng.”

Cũng nhờ có sự giáo dục của mẹ mà Đào Khản trở thành một con người đức độ và cần kiệm như thế.

Sự phát triển của áo dài Việt Nam qua tranh vẽ

Từ 2000 năm TCN cho đến thế kỷ 21: sự “tiến hóa” của trang phục người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải...

Chiềng trong “Chiềng làng chiềng chạ” không giống “Chiềng” trong “Chiềng mường”

Chữ “chiềng” trong câu Kiều thứ 773 đã được nhiều nhà chú giải cho là do tiếng “trình” mà ra. Vậy đây là một cách phiên âm gượng để cho...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Khảo sát tên gọi Văn Lang trên cơ sở ngữ âm lịch sử

1. Giới thiệu chung Đại Việt Sử Lược hay Việt Sử Lược, một cuốn sử thời Trần chưa rõ tác giả có đoạn viết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu, ở...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Một cuộc tình đau đớn ở miền Nam trước 1975

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi...

3 que xỏ lá là gì?

Bạn có biết thằng 3 que xỏ lá là ai không? Không biết… thằng phải gió, thằng mắc dịch này à? Nếu vậy thì mời bạn cùng đi… đào mả,...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 9/10 – Những ngày cuối của Lâm Chín ngón

Tôi quen Lâm Chín ngón đã lâu, viết về nhân vật này đã khá nhiều, nhưng chưa bao giờ viết về những ngày cuối đời của Lâm, cũng như cái...

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Exit mobile version