Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Càng ở địa vị cao càng phải giản dị, cần kiệm

Liêm chính, cần kiệm, giản dị là những đạo đức tốt đẹp của “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Một thi nhân nổi tiếng triều nhà Đường từng viết trong “Vịnh Sử” một câu: “Nhìn lịch sử một cách tổng quát, lớn đến như quốc gia, nhỏ đến như gia đình đều hưng thịnh bởi cần kiệm, diệt vong bởi xa hoa lãng phí”.

Trí thức xưa: Càng ở địa vị cao càng phải giản dị, cần kiệm

Như thế nào là liêm? Chính là không tham ô hủ hóa, cũng chính là thuần phác, giản dị, cần kiệm, không tham lợi ích thu hoạch được từ bên ngoài không phải thành quả lao động của mình, không theo đuổi những điều xa hoa lãng phí. Đó là bộ phận trọng yếu của văn hóa truyền thống tốt đẹp của người xưa. Con người sống trên đời, nếu muốn lập chí, gây dựng được một sự nghiệp vẻ vang, đạt được một mục tiêu nào đó thì trước tiên phải có khả năng chịu khó chịu khổ, bối dưỡng được cho mình phẩm đức cần kiệm, dưỡng thành được tác phong liêm khiết. Bởi đó đều là trụ cột, là nền tảng của thành công.

Trong cuốn sách xưa có tên “Chính yếu luận” có ghi lại rằng: “Tu thân trị quốc, phải hết sức tiết dục. Dục không thể phóng túng, người phóng túng dục sẽ nguy, người tiết chế được dục sẽ an”. Trong tu thân và trị quốc thì không có gì trọng yếu hơn là tiết chế dục vọng (lòng tham, ham muốn). Trong “Lễ ký” cũng viết: “Dục vọng ham muốn là không thể phóng túng.”

Nhà quân sự tài ba thời Thục Hán, Gia Cát Lượng trong “Giới tử thư” cũng viết: “Kiệm có thể dưỡng đức”. Trong cuốn “Tả truyện” cũng viết: “Tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cao trong những việc thiện, xa hoa lãng phí là đại ác trong những việc ác.”

Vào thời Bắc Tống, Tể tướng Phạm Trọng Yêm thuở nhỏ sống cơ cực bần hàn, trường kỳ dựa vào ăn cháo loãng mà đỗ được tiến sĩ. Sau khi lên làm quan, cuộc sống của ông vẫn vô cùng giản dị, đơn sơ.

Mặc dù sau này ông làm đến chức quan Tham tri Chính sự là chức quan Á tướng (Phó Tể tướng), lương cao lộc hậu, nhưng ông vẫn một mực “quần áo thì chỉ cầu ấm, ăn uống thì chỉ cầu no”, cho đến cuối đời ông cũng không xây dựng một ngôi nhà nào giống dạng dinh thự của quan lớn. Bổng lộc cả đời của ông phần lớn đều là dùng để giúp đỡ học trò nghèo và những người dân bần cùng, khốn khó. Con cháu họ Phạm cũng noi gương ông, sống hành thiện, cần kiệm nên nhiều đời có người làm quan lớn.

Cùng thời đại với Phạm Trọng Yêm còn có nhà sử học, thừa tướng thời nhà Tống, Tư Mã Quang. Tư Mã Quang làm quan hơn bốn mươi năm, ông làm đến chức tể tướng nhưng trong bữa ăn thường không có cao lương mỹ vị, trong trang phục cũng không có gấm vóc lụa là.

Thường ngày ông đều mặc trang phục làm bằng vải bình dân, ăn đồ chay, cuộc sống vô cùng đơn giản. Trong cả đời, ngoài lương bổng ra, ông không bao giờ nhận một đồng tiền bất chính nào. Căn nhà của ông cũng đơn sơ, chỉ đủ để che mưa che nắng như cuộc đời của một người bình thường khác.

Bởi vì mùa hè nóng bức không thể chịu nổi, ông liền đào hầm trong nhà để tránh nắng, vì thế người dân trong kinh thành xưa gọi ông là “Tư Mã nhập địa”. Toàn bộ lương bổng của ông phần lớn đều để cứu trợ dân nghèo, bạn bè thân hữu gặp cảnh khốn khó.

Trong suốt hơn 40 năm làm quan, ông chỉ có ba khoảnh đất cằn, đến nỗi sau khi vợ mất cũng không có tiền an táng, đành phải bán đất mua áo quan. Điển cố Tư Mã Quang bán đất mua áo quan cho vợ vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Cuốn “Huấn kiệm kỳ khang” chính là Tư Mã Quang viết để khuyên răn con trai là Tư Mã Khang phải sống cần kiệm, không xa hoa lãng phí. Trong cuốn sách, Tư Mã Quang viết rằng, người hành tiết kiệm thì có thể trở thành người có phẩm đức cao thượng. Người xa hoa lãng phí thì tất sẽ gây ra họa, lụn bại mà mất thân.

Con trai Tư Mã Quang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lời nói và hành vi của cha mình nên luôn nghiêm khắc làm người cần kiệm, sống giản dị. Người xưa còn nói rằng, chỉ cần nhìn vào ngôn hành cử chỉ là có thể biết được đó là người của gia đình Tư Mã Quang.

Vào thời Đông Tấn, danh tướng Đào Khản cũng là ví dụ tiêu biểu cho cần kiệm, chịu khó chịu khổ. Đào Khản ngay từ nhỏ đã mồ côi cha nhưng dưới sự dẫn dắt của mẹ, ông đã chịu khó chịu khổ học hành mà thành tài. Trong hơn 40 năm làm quan, mặc dù thân ở địa vị cao nhưng ông không hề kể công, kiêu ngạo, không hưởng lạc, tham sống an nhàn sung sướng. Trái lại, Đào Khản trước sau đều cần cù tiết kiệm, lấy việc yêu dân và sống thanh liêm để lưu danh đời sau.

Xã hội ngày nay cũng không ít người tuy rằng xuất thân bần hàn, nhưng nhờ trải qua gian khổ học tập mà thành danh. Nhưng khi làm quan rồi, có danh tiếng rồi thì họ lại không khắc chế được lòng tham đối với danh lợi mà rơi vào vòng tuần hoàn ác tính xa hoa hủ hóa, cuối cùng khiến bản thân và gia đình gặp họa. Trái lại, những người dù ở địa vị cao vẫn sống cần kiệm, liêm chính thì luôn được lưu danh sử sách, tích được phúc báo cho con cháu và trở thành gương sáng cho muôn đời sau.

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Quân đội Lã Mã được tổ chức như thế nào?

Một món vũ khí mới xuất hiện, có thể coi là “đặc sản La Mã” – cây lao pilum. Mỗi hastatus và princeps được trang bị 2 cây pilum, chúng...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Lỗi thường thấy của người thành công: Tham thắng mà không biết bại

Đa số những người thành công đều phạm phải một lỗi giống nhau là tham thắng mà không biết bại, gặp thời đắc ý lại nói năng tuỳ tiện. Kỳ...

Những hệ thống chữ viết và việc hình thành văn học thế giới

Trong gần như toàn bộ lịch sử được ghi lại, văn học không được viết ra bên trong một hệ thống toàn cầu thuần nhất. “Văn chương thế giới” từng...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Tác giả bài hát “Tháng Sáu Trời Mưa” là ai?

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm là tác giả của nhiều tình khúc bất hủ ở hải ngoại như Tháng Sáu Trời Mưa, Lời Tình Buồn, Trả Lại Thoáng Mây Bay,...

Cách người xưa đoán biết tương lai của con cháu

Làm bậc tiền nhân, ai cũng mong con cháu mình trong tương lai sẽ có được cuộc đời thông thuận, bình an hoặc giả phú quý, trường thọ. Nhưng rất...

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Trang sức của người Việt cổ 2500 năm trước

Vòng ống chân, vòng ống tay, khuyên tai hay nhẫn được chế tác từ nhiều chất liệu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn cách nay 2500-2000 năm...

Biểu tượng Tiên-Rồng

Hiện nay người Việt rất hãnh diện và tự hào nhận mình là con Rồng Cháu Tiên. Các tộc phía nọc, dương Lửa mẹ nhận mình là Con Tiên Cháu...

Exit mobile version